Ngân hàng là một địa chỉ đáng tin cậy mà nhiều người tìm đến để gửi tiết kiệm hoặc để vay vốn. Tương ứng với các khoản tiền đó, ngân hàng đưa ra mức lãi suất tiền gửi hay lãi suất vay phù hợp hoặc do hai bên thỏa thuận. Blog Codon.vn giới thiệu tới bạn đọc cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng, theo năm chính xác nhất thông qua bài viết sau đây.
Công thức tính lãi suất ngân hàng: Tính lãi suất tiền gửi và tính lãi suất vay ngân hàng.
- Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về lãi suất như sau:
"1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.[...]"
- Theo Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì:
+ Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
+ Ngoài ra, còn có quyền thỏa thuận với khách hàng về lãi suất, phí cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Cùng với thực tế quy định về lãi suất tại các ngân hàng hiện nay, có thể hiểu lãi suất ngân hàng là tỷ lệ % do ngân hàng quy định hoặc theo thỏa thuận của ngân hàng và người vay. Lãi suất này được tính trên tiền vốn gửi vào hoặc tiền cho vay trong thời hạn nhất định.
- Tùy vào từng thời kỳ và ngân hàng khác nhau thì mức lãi suất có sự khác nhau. Ngân hàng nhà nước chỉ khống chế mức trần của lãi suất.
Ngoài ra, vấn đề lãi suất cũng được quy định tại Bộ luật Dân sự, bạn đọc có thể xem thêm để nắm thông tin.
Quy định của pháp luật về lãi suất ngân hàng mới nhất.
Dưới đây là các công thức tính lãi suất ngân hàng chính xác mà độc giả có thể tham khảo để áp dụng.
(1) Lãi suất ngân hàng đối với khoản gửi tiết kiệm có kỳ hạn được tính theo công thức:
- Số tiền lãi hàng tháng tháng = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) : 12
- Cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng như sau: Số tiền lãi sau n tháng gửi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) : 12 x Số tháng gửi.
Ví dụ cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng: Chị Hương gửi tiết kiệm 200 triệu đồng, kỳ hạn 06 tháng, lãi suất 5.5%/năm.
=> Tính tiền lãi trong trường hợp chị gửi tiết kiệm nêu trên:
Lãi hàng tháng = 200 triệu đồng x 6% : 12 = 1 triệu đồng/tháng
Lãi sau 06 tháng gửi = 1 triệu x 6 = 6 triệu đồng.
(2) Lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn
- Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi : 365
(3) Lãi kép ngân hàng
Lãi kép được hiểu là lãi cộng dồn. Tức là khi gửi một khoản tiền vào ngân hàng, sau một thời gian sẽ phát sinh lãi => Người gửi có thể nhập phần lãi đó vào tiền vốn ban đầu để tiếp tục đầu tư hoặc gửi tiết kiệm.
- Công thức tính lãi kép cơ bản nhất: FV = PV x (1 + i)^n
Trong đó:
+ FV: giá trị của tương lai ở năm thứ n
+ PV: giá trị của số vốn tại thời điểm hiện tại
+ n: số năm
+ i : lãi suất
- Công thức lãi kép hằng năm: A= P x (1+r/n)^nt
Trong đó:
+ A: giá trị tương lai
+ P: số tiền vốn gốc ban đầu
+ r: lãi suất hàng năm
+ n: số lần tiền lãi được nhập gốc mỗi năm
+ t: số năm tiền được gửi
(4) Lãi suất cho vay
Tùy theo ngân hàng mà mức lãi suất cho vay cũng có sự khác nhau: có thể thỏa thuận lãi theo tháng hoặc theo năm. Tương ứng với đó, lãi của khoản tiền vay được tính như sau:
- Tiền lãi hàng tháng = Số tiền vay x Lãi suất (theo tháng).
- Hoặc Tiền lãi hàng tháng = Số tiền vay x Lãi suất (theo năm) : 12.
Trên đây là cách tính lãi suất ngân hàng chính xác nhất mà Codon.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng với những hướng dẫn đã nêu thì người gửi tiết kiệm hay người đi vay tiền cũng có thể tự tính được mức lãi suất cũng như chủ động hơn trong việc theo dõi khoản vay, khoản tiền gửi của mình.
Tính lãi suất vay ngân hàng
Công cụ tính lãi suất ngân hàng
Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng
Cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng
Phần mềm tính lãi suất ngân hàng
Ví dụ cách tính lãi suất ngân hàng
Cách tính lãi suất ngân hàng theo năm
Cách tính lãi suất ngân hàng Vietcombank