Quy định về đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc năm 2022 được quy định chi tiết trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và nghị định 143/2018/NĐ-CP. Nếu chưa biết mình thuộc nhóm đối tượng nào thì bài viết dưới đây của Blog Codon.vn sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Quy định về đối tượng đóng BHXH bắt buộc chi tiết
* Danh mục từ viết tắt
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- NLĐ: Người lao động
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động
- DN: Doanh nghiệp
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì NLĐ là công dân Việt Nam là đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc năm 2022, cụ thể gồm có:
- Người làm việc theo chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn.
+ Người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ/công việc nhất định: từ đủ 03 tháng - dưới 12 tháng, kể cả trường hợp NLĐ là người dưới 15 tuổi.
+ Người làm việc theo HĐLĐ từ đủ 01 tháng - dưới 03 tháng.
+ Người quản lý doanh nghiệp hay hợp tác xã có hưởng lương.
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người làm việc theo chế độ lương do nhà nước quyết định:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn như: Phó chủ tịch hội cựu chiến binh, phó chủ tịch hội nông dân, phó bí thư đoàn xã, phó trưởng công an xã, phó chỉ huy quân sự xã, văn thư lưu trữ, phó chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ, phó chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc,..
Các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc 2022
- NLĐ nước ngoài vào Việt Nam làm là đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc khi đáp ứng cả hai điều kiện sau:
+ Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
+ Ký HĐLĐ không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng từ đủ 01 năm trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam.
- Lưu ý: NLĐ nước ngoài vào Việt Nam làm việc nhưng thuộc trường hợp sau thì không đóng BHXH bắt buộc:
+ Di chuyển trong nội bộ DN theo Nghị định 11/2016/NĐ-CP.
+ NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu: Năm 2022, lao động nam đủ 60 tuổi 06 tháng, lao động nữ đủ 55 tuổi 8 tháng, mỗi năm tuổi nghỉ hưu tăng thêm theo lộ trình.
Lưu ý: Chủ lao động hay người sử sụng lao động ở đây được hiểu là cá nhân/tổ chức, đề ra mức tiền công, tiền lương và các chế độ liên quan để người lao động trả công việc hay sức lao động cho họ. Để hiểu rõ hơn về chủ lao động, bạn có thể tham khảo định nghĩa chi tiết trên wikipedia.org qua bài viết này.
Những đơn vị, doanh nghiệp sau sử dụng NLĐ Việt Nam làm việc phải đóng BHXH bắt buộc:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải đóng bảo hiểm? Mức đóng bao nhiêu?
Sau khi đóng BHXH tự nguyện, dữ liệu về bảo hiểm của người lao động sẽ được lưu trữ trên hệ thống thông tin của Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong trường hợp hợp đồng lao động bị chấm dứt, đơn vị sử dụng lao động cần hoàn tất hồ sơ chốt sổ bảo hiểm để gửi đến cơ quan bảo hiểm cấp quản lý. Nếu chưa biết về quy trình này, bài viết chia sẻ thủ tục chốt sổ BHXH sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Những đơn vị, doanh nghiệp sau sử dụng NLĐ nước ngoài làm việc phải đóng BHXH bắt buộc:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh có thuê mướn, sử dụng lao động nước ngoài theo hợp đồng lao động.
- Đối với người lao động:
+ NLĐ thông thường đóng BHXH bắt buộc với mức: 8% mức tiền lương tháng.
Riêng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng với mức: 8% mức lương cơ sở.
+ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thì đóng với mức: 22% tiền lương tháng hoặc 22% của 02 lần mức lương cơ sở tùy từng trường hợp.
- Đối với người sử dụng lao động:
Tùy thuộc vào việc người sử dụng lao động đó đóng cho đối tượng nào mà mức đóng BHXH bắt buộc là 17%, 22% tiền lương tháng hoặc 14% mức lương cơ sở.
Khác với bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện lại cho phép người tham gia lựa chọn mức đóng phù hợp với mức thu nhập của cá nhân mình. Để có thể nắm được chi tiết về đối tượng tham gia, mức đóng BHXH tự nguyện, bạn đọc có thể tham khảo bài viết chia sẻ mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu, tối đa mà chúng tôi chia sẻ trước đây.
- Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động được hưởng các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; và tử tuất.
- Tương ứng với các chế độ thì sẽ có quy định về điều kiện và thủ tục hưởng khác nhau.
Căn cứ Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định thì xử lý như sau
- Người lao động thỏa thuận với công ty không đóng BHXH bắt buộc: phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng.
- Người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc cho toàn bộ NLĐ thuộc đối tượng đóng:
+ NSDLĐ là cá nhân: Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Mức phạt tiền tối đa là 75 triệu đồng.
+ NSDLĐ là tổ chức: Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Mức phạt tiền tối đa là 150 triệu đồng.
Ngoài tiền phạt vi phạm, NSDLĐ phải đóng đầy đủ BHXH theo quy định.
- Người sử dụng lao đọng trốn đóng BHXH bắt buộc:
+ NSDLĐ là cá nhân: phạt tiền từ 50 triệu - 70 triệu.
+ NSDLĐ là tổ chức: phạt tiền từ 100 triệu - 140 triệu.
Ngoài tiền phạt vi phạm, NSDLĐ phải đóng đầy đủ BHXH theo quy định.
Trên đây là thông tin về các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc năm 2022 chi tiết mà Blog Codon.vn tổng hợp được. Người lao động, người sử dụng lao động là đối tượng đóng BHXH mà pháp luật quy định thì cần thực hiện đóng trách nhiệm của mình, tránh trường hợp vi phạm bị xử phạt.