Hiện nay có nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trong đó có học sinh. Vậy BHYT học sinh có bắt buộc không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.
Học sinh có bắt buộc mua bảo hiểm y tế ở trường không? Chế độ BHYT cho học sinh 2022
* Danh mục từ viết tắt:
- BHYT: Bảo hiểm y tế
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- NLĐ: Người lao động
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động
- KCB: Khám bệnh, chữa bệnh
- CCCD: Căn cước công dân
Theo Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì hiện nay, những đối tượng tham gia BHYT được chia thành các nhóm như sau:
1) Nhóm do NLĐ và NSDLĐ đóng BHYT
- NLĐ;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2) Nhóm do tổ chức BHXH đóng BHYT
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc đang chữa trị bệnh dài ngày đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
3) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
- Trẻ em dưới 6 tuổi (Theo quy định, thủ tục đăng ký thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi có thể được thực hiện liên thông với thủ tục đăng ký khai sinh)
- Người đã hiến bộ phận cơ thể;
- ....
4) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Học sinh, sinh viên.
5) Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng đã được liệt kê.
=> Theo quy định nêu trên thì học sinh là đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Như vậy thì BHYT học sinh là bắt buộc.
- Học sinh phải tham gia BHYT tại trường mình đang theo học. Trường hợp học sinh đã tham gia BHYT theo đối tượng thuộc các nhóm do tổ chức BHXH đóng BHYT hay nhóm do ngân sách nhà nước đóng thì không cần phải đóng ở trường.
BHYT học sinh có bắt buộc không? Tìm hiểu quy định pháp luật về tính bắt buộc đối với chế độ bảo hiểm y tế cho học sinh.
Lưu ý: Theo định nghĩa chung, học sinh (hay học trò) là thuật ngữ sử dụng để chỉ các em thanh, thiếu niên độ tuổi từ 6-18, những người đang đi học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học các cấp tại Việt Nam. Định nghĩa về học sinh đã được wikipedia.org tổng hợp qua bài viết này, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.
- Mức đóng BHYT học sinh = 6% mức lương cơ sở. Học sinh tự đóng và ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng BHYT.
Cụ thể:
+ Mức đóng hàng tháng của học sinh = 6% x 1.490.000 đồng = 89.400 đồng.
+ Vì được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng trên nên học sinh chỉ cần đóng: 70% x 89.400 đồng = 62.580 đồng/tháng.
- Phương thức đóng:
Học sinh đóng BHYT theo định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng. Trên thực tế, vào đầu năm học, học sinh sẽ tiến hành đóng tiền BHYT cho cả năm học. Tiền được đóng cho nhà trường để gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội.
Để dễ dàng so sánh mức đóng BHYT của học sinh với các đối tượng khác như người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công an, hộ gia đình,..., bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết tại bài chia sẻ mức đóng BHYT mà chúng tôi chia sẻ trước đây.
Học sinh khi đi KCB tại cơ sở KCB có ký hợp đồng BHYT thì được hưởng BHYT như sau:
- Nếu đúng tuyến, đúng thủ tục: hưởng 80% chi phí KCB.
Các trường hợp được xác định là đúng tuyến gồm có:
+ Học sinh KCB đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT;
+ Nơi đăng ký KCB ban đầu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện => Học sinh đi KCB tại trạm y tế xã, phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.
+ Chuyển tuyến KCB đúng quy định.
+ Đi khám theo giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến.
+ Cấp cứu.
- Nếu trái tuyến, không có giấy chuyển tuyến: học sinh chỉ được thanh toán chi phí KCB theo mức hưởng như đi đúng tuyến theo tỷ lệ:
+ 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
+ 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
+ 100% chi phí KCB tại bệnh viện tuyến huyện.
Học sinh có được mua BHYT theo hộ gia đình không? Chia sẻ các quyền lợi của học sinh khi tham gia BHYT
Không chỉ học sinh, sinh viên, mức hưởng BHYT cho các đối tượng cũng được quy định rõ trong Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014. Chi tiết mức hưởng BHYT đã được Codon.vn chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.
- Khi đi KCB, học sinh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh.
Trong trường hợp thẻ chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm các giấy tờ tùy thân như: thẻ học sinh, giấy khai sinh hoặc giấy xác nhận là học sinh của trường để được hưởng BHYT.
- Trường hợp đi KCB chuyển tuyến thì phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở KCB và giấy chuyển tuyến.
- Học sinh đi KCB trong thời gian chờ cấp lại hoặc cấp đổi thẻ BHYT: Xuất trình giấy hẹn cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT.
Tháng 6/2021, A nhập học vào lớp 1 trường tiểu học Hoa Mai. Năm học 2021-2022, nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHYT cho học sinh là 30%. Nơi đăng ký KCB ban đầu là bệnh viện quận Đống Đa và A khám bệnh tại đó.
- A phải tham gia BHYT tại trường với mức đóng là 70% x 6% x 1.490.000 đồng = 62.580 đồng/tháng. Thời gian học là 9 tháng, cho nên A phải đóng BHYT là 62.580 đồng x 9 tháng = 563.220 đồng cho năm học.
- Thẻ BHYT của A có thời hạn sử dụng từ 1/10/2021.
- Mức hưởng BHYT của A khi KCB tại bệnh viện quận Đống Đa, được hưởng 80% chi phí KCB. Giả sử chi phí KCB là 1 triệu đồng, A phải nộp cho bệnh viện 200.000 đồng.
- Thẻ BHYT học sinh lớp 1: Thẻ này có giá trị sử dụng từ ngày 01 tháng 10 của năm học lớp 1;
Ví dụ: Học sinh lớp 1 của năm học 2022 - 2023 thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ 1/10/2022.
- Thẻ BHYT học sinh lớp 12: Thẻ này có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm học lớp 12.
Ví dụ: Hiện tại năm 2022, A đang là học sinh lớp 12 thì thẻ BHYT của A có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9/2022.
- Thẻ BHYT sinh viên của trường đại học, trường dạy nghề năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ BHYT học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
- Thẻ BHYT sinh viên trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm cuối của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
- Khi thẻ BHYT học sinh bị mất thì cần phải xin cấp lại thẻ BHYT để có thể sử dụng trong các trường hợp KCB.
- Do học sinh tham gia BHYT thông qua nhà trường, cho nên khi bị mất thẻ BHYT thì báo với giáo viên chủ nhiệm để được hướng dẫn xin cấp lại.
- Khi xin cấp lại thẻ BHYT cần chuẩn bị Đơn xin cấp lại thẻ BHYT, nộp đến cơ quan BHXH nơi cấp phát thẻ BHYT cho học sinh để được giải quyết. (Quy trình các bước thực hiện, bạn đọc có thể xem trong bài chia sẻ thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế để có thêm thông tin.)
Lưu ý:
- Trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, học sinh vẫn được KCB BHYT như bình thường.
- Khi KCB phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ BHYT, giấy tờ chứng minh nhân thân của học sinh như giấy khai sinh hoặc CCCD.
Trên đây là những thông tin về vấn đề BHYT học sinh có bắt buộc không mà chuyên mục Bảo hiểm trên trang Codon.vn sưu tầm, tổng hợp được. Bạn đọc có thể theo dõi để đảm bảo quyền lợi cho con em mình.