Danh dự, uy tín, nhân phẩm là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Người xúc phạm người khác là người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ, tính chất của hành vi sẽ phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý khác nhau, ít nhất là xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, xúc phạm người khác phạt bao nhiêu tiền?
Thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác? Tìm hiểu mức xử phạt hành chính hành vi xúc phạm danh dự người khác theo quy định của pháp luật hiện hành
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm là quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự 2015, vì vậy, không một ai được phép xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Thực tiễn pháp luật hiện hành cho thấy không có một cách giải thích chính thống nào về "xúc phạm người khác".
Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản, xúc phạm người khác là việc sử dụng lời nói khó nghe, chì chiết, hành động lăng mạ, hình ảnh thô tục, sai sự thật về người khác thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
(Để hiểu rõ hơn về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thông qua việc sử dụng những lời nói, cử chỉ thô tục, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trên wikipedia.org thông qua nội dung bài viết này).
- Xúc phạm người khác diễn ra ở mọi cấp bậc, mọi lứa tuổi, mọi không gian và mọi thời gian, không xác định mối quan hệ, không phân biệt giới tính và ngày càng phổ biến, đặc biệt trên các trang mạng xã hội.
Thế nào là chửi bới, xúc phạm người khác? Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền gì?
Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với người xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác như sau:
- Trường hợp xúc phạm người thi hành công vụ:
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 04 triệu - 06 triệu đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai.
- Trường hợp xúc phạm thành viên gia đình.
+ Hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm thành viên gia đình: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng, buộc xin lỗi công khai nếu nạn nhân yêu cầu.
+ Các hành vi khác nhằm mục đích xúc phạm thành viên gia đình: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng; buộc xin lỗi công khai nếu nạn nhân yêu cầu và thu hồi các tài liệu , hình ảnh,...đã được phát tán.
- Trường hợp xúc phạm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin, giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình:
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 05 triệu - 10 triệu đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai nếu nạn nhân có yêu cầu.
- Hành vi xúc phạm người khác (không thuộc các trường hợp trên).
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 02 triệu - 03 triệu đồng. (mức phạt này tăng rất nhiều so với mức phạt cũ được được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trước đây là 100 nghìn - 300 nghìn đồng).
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
Mức phạt đối với hành vi xúc phạm người khác nêu trên được chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2022, khi Nghị định 144 có hiệu lực.
- Trường hợp lợi dụng mạng xã hội cung cấp thông tin giải mạo, sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của người khác thì theo quy định tại Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP sẽ bị xử phạt từ 10 triệu - 20 triệu đồng và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật/thông tin vi phạm pháp luật.
Tương tự, Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định chi tiết về mức phạt đối với hành vi nói xấu, bôi nhọ danh dự người khác. Thông tin chi tiết về mức phạt chính + phạt bổ sung cho từng trường hợp, bạn đọc có thể tìm đọc bài viết bôi nhọ danh dự người khác bị phạt như thế nào của Codon.vn để tìm hiểu thêm.
- Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi cấu thành tội phạm tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
- Xúc phạm nghiêm trọng có thể được xác định là hành vi vượt quá mức hành vi bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Xúc phạm người khác không xét đến hậu quả, chỉ cần cá nhân thực hiện hành vi là đã cấu thành tội phạm.
- Hình phạt áp dụng:
+ Thấp nhất: Phạt tiền từ 10 triệu - 30 triệu hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
+ Cao nhất: Phạt tù từ 02 - 05 năm nếu làm nạn nhân tự sát hoặc làm rối loạn tâm thần, hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương ít nhất 61%.
Lưu ý: Tội làm nhục người khác chỉ bị khởi tố nếu có yêu cầu của nạn nhân, người đại diện nếu nạn nhân dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất/đã chết.
Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác xử phạt thế nào? Mức xử phạt hành vi xúc phạm danh dự người khác 2022
Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác chỉ được pháp luật xử lý đối với những đối tượng đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, dân sự. Để nắm được quy định pháp luật về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài chia sẻ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính của chúng tôi.
- Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - trách nhiệm dân sự được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015.
- Mức bồi thường được thỏa thuận và nếu không thỏa thuận thì người bị xúc phạm sẽ được bồi thường mức tối đa là 10 lần mức lương cơ sở, tức là 14.900.000 đồng (tính đến thời điểm hiện tại tháng 6/2022).
- Các biện pháp khắc phục hậu quả: yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin xúc phạm; yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai.
Toàn bộ thắc mắc về vấn đề xúc phạm người khác phạt bao nhiêu tiền đã được Blog Codon.vn giải đáp? Thực tế, việc xúc phạm người khác là hành vi phổ biến nhưng tỷ lệ xử phạt trên thực tế rất thấp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hạn chế tình trạng xúc phạm người khác không dựa trên chế tài của pháp luật mà phụ thuộc rất lớn vào ý thức của mỗi con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội.