Tình trạng ô tô, xe máy chở quá số người quy định chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người đặc biệt là vào dịp lễ, tết do nhu cầu đi lại tăng cao. Người điều khiển, chủ phương tiện chở quá số người quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức xử phạt khác nhau. Vậy ô tô, xe máy chở quá số người quy định phạt bao nhiêu?
Chở quá số người quy định bị xử phạt như thế nào? Chi tiết mức phạt lỗi chở quá số người quy định của xe tải, ô tô 4 chỗ, 5 chỗ, 7 chỗ, xe máy theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP
- Luật giao thông đường bộ 2008 tại Điều 30 quy định người điều khiển xe máy chỉ được chở 01 người.
- Trường hợp đặc biệt được chở nhiều nhất là 02 người, đó là các trường hợp:
+ Chở người bệnh đi cấp cứu;
+ Áp giải người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: Bắt người phạm tội quả tang và phải đưa về trụ sở công an.
+ Trẻ dưới 14 tuổi.
Như vậy, nếu không thuộc trường hợp đặc biệt, chở quá 01 người là chở quá số người quy định và sẽ bị xử phạt.
- Xe đến 09 chỗ: Được chở quá 01 người.
- Xe 10 chỗ đến 15 chỗ: Được chở quá 02 người.
- Xe 16 đến 30 chỗ: Được chở quá 3 người.
- Xe trên 30 chỗ: Được chở quá 04 người.
Để có thể hiểu rõ quy định về tải trọng xe ô tô cũng như cấu trúc, cách thức phân loại và các thương hiệu xe hơi nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem tin tức tổng hợp từ cổng bách khoa toàn thư mở wikipedia.org.
Lưu ý:
- Chỉ áp dụng với xe ô tô chở hành khách, xe ô tô chở người và các loại xe tương tự.
- Số chỗ ngồi nêu trên được tính cả tài xế (người điều khiển phương tiện).
- Đây là số người được chở quá mà không bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên, người điều khiển nên tuân thủ đúng số chỗ ngồi đã được ghi trong Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định ATKT và BVMT.
Quy định về trường hợp chở quá số người cho phép trên xe ôtô theo Luật giao thông đường bộ 2008
- Chở theo 02 người trên xe.
+ Mức phạt: Từ 300 nghìn - 400 nghìn đồng.
+ Căn cứ pháp lý: Nghị định 123/2021/NĐ-CP, Điều 2, Khoản 34 Điểm k.
- Chở theo ít nhất 03 trên xe.
+ Mức phạt: Từ 400 nghìn → 600 nghìn đồng + Tước GPLX từ 01 - 03 tháng (nếu gây tai nạn thì tước GPLX từ 02 - 04 tháng).
+ Cơ sở pháp lý: Điểm b ,Khoản 3 và Điểm b, c Khoản 9 Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Trong một số trường hợp, lỗi chở quá người trên xe máy có thể bị CSGT tạm giữ xe 7 ngày trước khi đưa ra quyết định xử phạt. Để nắm được các trường hợp bị tạm giam xe, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài những lỗi có thể bị tạm giữ xe máy 2022 của Codon.vn.
Ô tô chở hành khách, ô tô chở người vượt quá số người quy định thì mức phạt khác nhau ở cự ly chạy:
- Nếu chạy tuyến có cự ly trên 300km:
+ Phạt tiền từ 01 triệu - 02 triệu đồng/ một người vượt quá. Tổng tối đa mức phạt không quá 75 triệu đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Nghị định 100 và Điểm o, Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123.
- Nếu chạy tuyến có cự ly từ 300km trở xuống:
+ Phạt tiền từ 400 nghìn - 600 nghìn đồng/một người vượt quá theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định 100. Tổng mức phạt tối đa 75 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 123 Điều 2, Khoản 34 Điểm o.
Lưu ý:
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng cho cả 02 trường hợp được quy định tại điểm a, c Khoản 8 Điều 23 Nghị định 100 như sau:
- Vượt lớn hơn 100% số người được phép chở thì tước GPLX 03 - 05 tháng. Ví dụ: Xe ô tô 04 chỗ được tối đa 05 người, mà nếu vượt quá 05 người thì bị tước GPLX theo thời hạn trên).
- Vượt trên 50% - 100% số người được phép chở thì tước GPLX từ 01 - 03 tháng.
Ví dụ: Xe ô tô 04 chỗ được tối đa 05 người, mà nếu chở quá 05 người thì bị tước GPLX theo thời hạn trên.
Xe 4 chỗ, 5 chỗ, xe 7 chỗ chở quá số người quy định phạt bao nhiêu?
Theo quy định của Nghị định 123, người điều khiển ô tô tham gia giao thông phải sử dụng giấy phép lái xe còn hạn sử dụng. Trường hợp sử dụng giấy phép hết hạn sẽ bị xử phạt hành chính kết hợp với tạm, giữ xe để ngăn chặn vi phạm. Toàn bộ thông tin về vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ trong bài mức phạt sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.
Trường hợp người điều khiển Mức phạt sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn
Mức phạt này chỉ áp dụng đối với chủ phương tiện là cá nhân, tổ chức giao xe hoặc người làm công, người đại diện lái xe ô tô.
- Nếu chạy tuyến có cự ly trên 300km:
+ Chủ phương tiện là cá nhân: Từ 01 triệu - 02 triệu đồng/một người vượt quá. Tổng mức phạt tối đa 75 triệu đồng.
+ Chủ phương tiện là tổ chức: Từ 02 - 04 triệu đồng/một người vượt quá. Tổng mức phạt tối đa 150 triệu đồng.
+ Căn cứ: Nghị định 123, Điều 2, Khoản 17, Điểm đ.
- Nếu chạy tuyến có cự ly từ 300km trở xuống:
+ Chủ phương tiện là cá nhân: Từ 400 nghìn - 600 nghìn đồng/một người vượt quá. Tổng mức phạt tối đa 75 triệu đồng.
+ Chủ phương tiện là tổ chức: Từ 800 nghìn - 01 triệu đồng/một người vượt quá. Tổng mức phạt tối đa 150 triệu đồng.
+ Căn cứ: Nghị định 123, Điều 2, Khoản 17 Điểm a.
Thông tin Ô tô, xe máy chở quá số người quy định phạt bao nhiêu? đã được Blog Codon.vn tổng hợp và chia sẻ chi tiết tới bạn đọc. Có thể thấy, việc chở quá số người quy định tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông với mức thiệt hại lớn về sức khỏe, tính mạng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tránh bị xử phạt, người dân nên chấp hành đúng quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.