Kháng cáo là gì? Bác đơn kháng cáo là gì? Phân biệt kháng cáo và kháng nghị

Kháng cáo là gì? Bác đơn kháng cáo là gì?

Kháng cáo là thủ tục được ghi nhận trong tố tụng dân sự, hình sự và hành chính, là thủ tục làm phát sinh hoạt động xét xử phúc thẩm. Vậy kháng cáo là gì? Bác đơn kháng cáo là gì? Toàn bộ phân tích về việc kháng cáo sẽ được Blog Codon.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây.

khang cao la gi bac don khang cao la gi

Đơn kháng cáo là gì? Hướng dẫn cách phân biệt kháng cáo và bác đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Mục Lục bài viết:
1. Kháng cáo là gì?
1.1. Khái niệm "kháng cáo".
1.2. Ai là người có quyền kháng cáo?
1.3. Khi nào thì kháng cáo?
2. Bác đơn kháng cáo là gì?
2.1. Đơn kháng cáo là gì?
2.2. Khái niệm "bác đơn kháng cáo"
2.3. Hậu quả pháp lý của bác đơn kháng cáo.

* Danh mục từ viết tắt:

- BLTTHS: Bộ luật Tố tụng Hình sự.

- BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Lưu ý: Kháng cáo, bác kháng cáo đều là các khái niệm liên quan đến công việc của tòa án. Thông tin về cách phân cấp, nguyên tắc và chế độ xét xử của tòa án nhân dân tối cao Việt Nam, bạn đọc có thể xem thêm nội dung trên wikipedia.org qua bài viết này.

1. Kháng cáo là gì?

1.1. Khái niệm "kháng cáo".

- Kháng cáo là việc chủ thể có quyền theo luật định yêu cầu tòa án xét xử lại vụ án khi thấy quyền và lợi ích của mình trong bản án, quyết định sơ thẩm chưa được bảo đảm.

- Kháng cáo được thực hiện thông qua đơn kháng cáo.

- Kháng cáo chỉ được thực hiện khi bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật.

+ Thông thường là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án đối với bản án sơ thẩm và 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đối với quyết định sơ thẩm.

1.2. Ai là người có quyền kháng cáo?

Chính vì kháng cáo là thủ tục được quy định trong các mảng tố tụng khác nhau, do vậy, người có quyền kháng cáo cũng có sự khác nhau:

- Người có quyền kháng cáo vụ án hình sự

Căn cứ vào Điều 331 BLTTHS 2015, chủ thể có quyền kháng cáo là:

+ Bị cáo, bị hại và người đại diện của họ.

+ Người bào chữa (nếu người được bào chữa dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần, thể chất).

+ Đương sự, người đại diện của họ kháng cáo phần liên quan đến bồi thường thiệt hại.

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ kháng cáo phần có liên quan đến họ.

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (nếu người được bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần).

+ Người được tuyên không có tội kháng cáo về việc xác định họ không có tội.

- Người có quyền kháng cáo trong vụ án dân sự:

So với người có quyền kháng cáo vụ án hình sự, người có quyền kháng cáo trong vụ án dân sự được quy định tại Điều 271, BLTTDS 2015 có phạm vi hẹp hơn, bao gồm:

+ Đương sự;

+ Người đại diện hợp pháp của đương sự;

+ Chủ thể khởi kiện thay.

- Người có quyền kháng cáo trong vụ án hành chính:

+ Đương sự;

+ Người đại diện hợp pháp của đương sự.

Đây là hai chủ thể có quyền kháng cáo được ghi nhận tại Điều 204 Luật Tố tụng hành chính 2015.

khang cao la gi bac don khang cao la gi 2

Ai có quyền kháng cáo? Tìm hiểu đối tượng được phép kháng cáo trong tố tụng dân sự

1.3. Khi nào thì kháng cáo?

Thực tiễn pháp luật hiện hành không đưa ra các căn cứ kháng cáo cụ thể, vì vậy, chủ thể có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định (khi bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật) nếu xét thấy bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Lưu ý: Liên quan đến hành vi mượn tiền không trả, Khoản 35 Điều 1 Bộ luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017 cũng quy định các mức xử phạt hành chính, phạt hình sự tương ứng. Thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể xem trong bài mượn tiền không trả phạm tội gì? có bị đi tù không để tìm hiểu thông tin.

2. Bác đơn kháng cáo là gì?

2.1. Đơn kháng cáo là gì?

- Đơn kháng cáo mang tính chất như "đơn khởi kiện" để yêu cầu tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án.

- Đơn kháng cáo là văn bản thể hiện quyền kháng cáo được gửi đến Tòa án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Đơn kháng cáo phải thể hiện được phần kháng cáo (toàn bộ hay một phần), lý do và yêu cầu cụ thể đối với Tòa án.

2.2. Khái niệm "bác đơn kháng cáo".

- Bác đơn kháng cáo không phải là thuật ngữ pháp lý, bởi trong các văn bản tố tụng hiện hành không quy định về nó.

- Hiểu tương tự như đối với bác đơn khởi kiện, bác đơn kháng cáo là việc Tòa án từ chối giải quyết vụ án theo yêu cầu được ghi trong đơn kháng cáo sau khi đã đưa vụ án ra xét xử lại. Tức là, bác đơn kháng cáo được ghi nhận trong phần quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.

Để hiểu hơn về bác đơn kháng cáo, người đọc có thể tham khảo thêm bài viết "Khởi kiện là gì? Bác đơn khởi kiện là gì".

- Bác đơn kháng cáo thường diễn ra trong vụ án hình sự, hành chính, đối với vụ án dân sự thì thường liên quan đến phân chia tài sản trong hôn nhân.

- Việc bác đơn kháng cáo không được quy định rõ về căn cứ thực hiện.

khang cao la gi bac don khang cao la gi 3

Trả lại đơn khởi kiện là gì? Quy định về việc bác đơn kháng cáo

2.3. Hậu quả pháp lý của bác đơn kháng cáo.

- Bác đơn kháng cáo buộc người kháng cáo làm phát sinh hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án. Người kháng cáo phải thi hành bản án, quyết định theo đúng quy định của pháp luật.

- Kể từ khi bị bác đơn kháng cáo, chủ thể có quyền kháng cáo và người liên quan đến bản án, quyết định không còn được thực hiện bất cứ quyền nào trong tố tụng. Các hoạt động sau đó nếu cần thiết sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là Viện Kiểm sát.

Thông tin về kháng cáo là gì? Bác đơn kháng cáo là gì? đã được Codon.vn chia sẻ chi tiết. Dễ thấy, việc khởi kiện và kháng cáo đều nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, tuy nhiên, thời điểm thực hiện khác nhau và hậu quả pháp lý của việc bác đơn kháng cáo và khởi kiện cũng khác nhau.

Bài liên quan