Khởi kiện là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự, hành chính được pháp luật ghi nhận. Khởi kiện được thực hiện thông qua đơn khởi kiện. Tuy nhiên, không phải mọi vụ án đều được giải quyết theo nội dung đơn khởi kiện mà Tòa án có thể bác đơn khởi kiện khi có căn cứ. Bài viết khởi kiện là gì? Bác đơn khởi kiện là gì? của Blog Codon.vn sẽ giúp bạn làm rõ hơn về vấn đề này.
Đơn khởi kiện là gì? Quy định về việc bác đơn khởi kiện hành chính, dân sự
* Danh mục từ viết tắt:
- BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự.
- Khởi kiện là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự, hành chính khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Hình thức ghi nhận "khởi kiện" là đơn khởi kiện. Đây là căn cứ để Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính.
Lưu ý:
+ Không có thuật ngữ "khởi kiện vụ án hình sự".
+ Căn cứ vào tính phổ biến của các tranh chấp dân sự, "khởi kiện vụ án dân sự" là nội dung chính trong phạm vi bài viết dưới đây.
+ Việc làm đơn khởi kiện hành chính, khởi kiện dân sự cần phải tuân theo các quy định của Luật tố tụng (Bộ Luật điều chỉnh quy trình tiến hành vụ việc pháp lý). Để hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm, đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng, bạn đọc có thể tìm đọc thêm thông tin trên wikipedia.org qua bài viết này.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không đưa ra một điều luật cụ thể nào quy định về điều kiện khởi kiện. Tuy nhiên, dựa trên quy định về các trường hợp trả lại đơn khởi kiện tại Điều 192, có thể đưa ra các điều kiện khởi kiện như sau:
- Người khởi kiện phải có quyền khởi kiện (quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác hoặc lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước).
- Người khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự (đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự).
- Đã đủ điều kiện khởi kiện theo hướng dẫn tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, Điều 3.
Ví dụ: Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất đã được hòa giải tại UBND cấp xã.
- Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hay bất cứ quyết định nào khác của cơ quan có thẩm quyền.
- Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đây là các điều kiện cơ bản để cá nhân, cơ quan, tổ chức được thực hiện việc khởi kiện, tuy nhiên, việc Tòa án có thụ lý hay không còn phù thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình xem xét đơn.
Điều kiện khởi kiện của cá nhân trong tố tụng dân sự
- Người khởi kiện là người có quyền lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo quy định tại Điều 186 BLTTDS hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, của cộng đồng, nhà nước theo quy định tại Điều 187 BLTTDS.
- Người khởi kiện có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đối với cơ quan, tổ chức, quyền khởi kiện thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp.
- Người khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Đối với người đại diện của tổ chức, cơ quan cũng phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
- Trong tố tụng, người khởi kiện được xác định là nguyên đơn và người bị kiện là bị đơn.
Sau khi làm đơn khởi kiện và được tòa án xét xử, nếu thấy quyền, lợi ích của mình trong phiên tòa sơ thẩm chưa được đảm bảo, đương sự có quyền làm đơn kháng cáo để yêu cầu tòa xử phúc thẩm. Để hiểu hơn về đối tượng, điều kiện và cách làm đơn kháng cáo, bạn đọc có thể xem thêm trong bài kháng cáo là gì? Bác đơn kháng cáo là gì của Codon.vn.
- Đơn khởi kiện là hình thức ghi nhận quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đơn khởi kiện phải nêu rõ các vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Bác đơn khởi kiện là không phải là thuật ngữ được ghi nhận trong BLTTDS, mặc dù tại bộ luật vẫn có sử dụng "bác đơn yêu cầu".
- Hiểu một cách đơn giản, bác đơn khởi kiện là việc Tòa án từ chối giải quyết yêu cầu được nêu ra trong đơn khởi kiện của nguyên đơn.
- Lưu ý: Bác đơn khởi kiện và trả lại đơn khởi kiện là không đồng nhất. Trong đó:
+ Trả lại đơn khởi kiện được thực hiện khi Tòa án chưa thụ lý đơn khởi kiện hoặc đã thụ lý nhưng bị đình chỉ trong quá trình giải quyết vụ án (nếu đương sự có yêu cầu).
+ Bác đơn khởi kiện là quyết định được ghi nhận trong bản án của Tòa án sau khi đã thụ lý.
- Bác đơn khởi kiện thường không có căn cứ cụ thể để xác định. Thực tiễn xét xử cho thấy, bác đơn khởi kiện thường được Tòa án quyết định khi:
+ Khởi kiện không đúng đối tượng trong các vụ án hành chính;
+ Khi không có căn cứ khởi kiện, nội dung khởi kiện không đúng hoặc;
+ Thuộc vào các trường hợp không được khởi kiện hoặc;
+ Không có căn cứ để trả lại đơn.
- Bác đơn khởi kiện đối với trường hợp ly hôn, xin thay đổi nuôi con, mức cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, thay đổi người quản lý tài sản, di sản, thay đổi người giám hộ là những trường hợp được ghi nhận tại Điểm c, khoản 1, Điều 192 BLTTDS nhưng không cụ thể.
+ Khi giải quyết các trường hợp ly hôn,..mà tòa án bác đơn thì "được xem" là sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án.
Căn cứ không chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tìm hiểu các trường hợp bác đơn khởi kiện theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Bác đơn khởi kiện làm chấm dứt quá trình giải quyết vụ án.
- Người khởi kiện không đồng ý với quyết định bác đơn khởi kiện có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
- Nguyên đơn bị bác đơn khởi kiện là người chịu án phí.
- Bác đơn khởi kiện là kết quả của quá trình giải quyết vụ án dân sự, hành chính được ghi nhận trong bản án, tức là "Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án". Vì vậy, khi bị bác đơn khởi kiện thì không được khởi kiện lại.
- Đối với trường hợp bác đơn khởi kiện xin ly hôn, thì tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có quy định: "đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Tòa án giải quyết việc xin ly hôn."
Như vậy, đối với trường hợp bác đơn xin ly hôn, người khởi kiện ly hôn có quyền khởi kiện lại. Quy định chi tiết về việc xin ly hôn, cách viết đơn và trình tự thực hiện đã được Codon.vn chia sẻ trong bài "đơn xin ly hôn", mời bạn đọc tham khảo.
Như vậy, Codon.vn đã cùng bạn phân tích và giải đáp thắc mắc về vấn đề khởi kiện là gì? Bác đơn khởi kiện là gì? Có thể thấy, khởi kiện là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức còn bác đơn khởi kiện là trường hợp đặc biệt của việc Tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Vì vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức khi khởi kiện phải thực sự chú ý, có thể nhờ sự tư vấn của người hiểu biết pháp lý để tránh tình trạng "bác đơn"- dẫn đến mất thời gian và hao tổn tài chính