Trồng cây cần sa có bị đi tù không? Quy định khởi tố tội trồng cây cây sa theo Bộ luật hình sự 2015

Trồng cây cần sa có bị đi tù không?

Cây thuốc phiện hay cây cần sa là một loại ma túy có khả tạo ra sự hưng phấn, làm thay đổi nhận thức, tâm trí của người sử dụng. Việc trồng cây cần sa tươi, tàng trữ lá và hoa của cây cần sa là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Trồng cây cần sa có bị đi tù không? Vấn đề này sẽ được Blog Codon.vn giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

trong cay can sa co bi di tu khong

Trồng cây thuốc phiện bị phạt bao nhiêu? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Mục Lục bài viết:
1. Trồng cây cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
2. Khi nào được miễn trách nhiệm hình sự về tội trồng cây cần sa?
3. Các tội phạm khác liên quan đến cây cần sa.

* Danh mục từ viết tắt:

- TNHS: trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Trước tiên, để hiểu nguyên nhân vì sao trồng, tàng trữ cây cần sa lại bị pháp luật nghiêm cấm, bạn đọc có thể tìm hiểu tổng quan thông tin về cây cần sa, bao gồm đặc điểm cách sử dụng, lợi ích và tác hại khi dùng cần sa qua thông tin trong bài viết này trên wikipedia.org.

1. Trồng cây cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Người thực hiện hành vi "trồng cây cần sa" chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu cấu thành tội phạm về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các cây khác có chứa chất ma túy tại Điều 247 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

- Về chủ thể: Là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Khách thể: Chế độ quản lý nhà nước đối với các chất ma túy.

- Mặt khách quan:

+ Hành vi được mô tả là "trồng" tức là việc thực hiện một chuỗi các hành vi xới đất, gieo cây, chăm sóc, để cây sinh trưởng.

→ Chỉ cần thực hiện hành vi trồng, không quan tâm đến mục đích hoặc kết quả là người trồng có thu hoạch, lấy được nhựa cây hay không.

+ Bên cạnh có hành vi "trồng", người trồng cây cần sa chỉ cấu thành tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp:

(i) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện hỗ trợ cuộc sống (có văn bản chứng minh).

(ii) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm. Xem chi tiết tại bài viết "".

(iii) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

(iv) Trồng từ 500 cây trở lên.

+ Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

- Mặt chủ quan: Người trồng cần sa thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp (biết rõ hành vi vi phạm, thấy được hậu quả của hành vi và mong muốn nó xảy ra).

- Hình phạt:

+ Khung hình phạt cơ bản: Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu cấu thành tội phạm.

+ Khung hình phạt tăng nặng: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu cấu thành tội phạm và có tình tiết tăng nặng: có tổ chức; trồng từ 3000 cây trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm.

+ Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 05 triệu - 50 triệu đồng.

trong cay can sa co bi di tu khong 2

Trồng cây cần sa có bị đi tù không? Phạt tù bao nhiêu năm?

Như đã phân tích ở trên, hành vi trồng cây cần sa sẽ bị phạt tù nếu đảm bảo các yếu tố về mặt khách quan, bao gồm việc đã xử phạt hành chính nhưng vẫn tái phạm. Nếu chưa nắm được quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi này, bạn đọc có thể xem trong bài Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa bị xử lý hành chính thế nào của Codon.vn.

2. Khi nào được miễn trách nhiệm hình sự về tội trồng cây cần sa?

- Miễn trách nhiệm hình sự là việc người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa, tức là người được miễn trách nhiệm hình sự là "người không có tội".

- Người phạm tội trồng cây cần sa có thể được miễn hoặc được miễn trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự.

- Trường hợp riêng biệt được miễn TNHS theo quy định tại Khoản 4 Điều 247 Bộ luật hình sự:

+ Người phạm tội trồng cây sa đã cấu thành tội phạm, nhưng tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước khi thu hoạch.

3. Các tội phạm khác liên quan đến cây cần sa.

- Việc trồng cây cần sa để lấy "nhựa cần sa" có thể bị truy cứu về tội "sản xuất trái phép chất ma túy" tại Điều 248 Bộ luật hình sự mà hình phạt có thể lên đến tử hình nếu nhựa cần sa được sản xuất có khối lượng từ 05kg trở lên.

- Trồng cây cần sa, sau đó lấy lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa có thể bị truy cứu về tội "tàng trữ trái phép chất ma túy" tại Điều 249 Bộ luật hình sự với hình phạt cao nhất là tù chung thân nếu khối lượng tàng trữ từ 75kg trở lên.

- Ngoài ra, trồng cây cần sa sau đó thực hiện hành vi mua bán thì sẽ bị truy cứu về tội mua bán trái phép chất ma túy với hình phạt cao nhất là tử hình được quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự.

trong cay can sa co bi di tu khong 3

Trồng cần sa bị xử lý như thế nào? Tìm hiểu các quy định pháp luật về tội trồng cần sa ở Việt Nam

Lưu ý: Việc truy cứu/miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây cần sa được áp dụng đối với các cá nhân đã đủ năng lực hành vi dân sự. Thông tin quy định về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm của người chưa thành niên đã được Codon.vn chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo bài chia sẻ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính để có thêm thông tin.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi: Trồng cây cần sa có bị đi tù không? Hy vọng sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về hành vi này và cần lưu ý- trồng cần sa là hành vi nguy hiểm cần được xử lý triệt để thông qua nhiều hình thức khác nhau. Người dân cần tuân thủ pháp luật, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, báo cáo, nhằm xử lý kịp thời, hiệu quả hành vi vi phạm.

Bài liên quan