Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt như thế nào? có bị đi tù không?

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt như thế nào? có bị đi tù không?

Một trong những tội xâm phạm đến quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 đó là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vậy tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt như thế nào? có bị đi tù không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

toi lam dung tin nhiem chiem doat tai san bi phat nhu the nao co bi di tu khong

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào? Phạt bao nhiêu năm tù?

Mục Lục bài viết:
1. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?
2. Các yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
3. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt như thế nào?
3.1. Xử lý hành chính.
3.2. Xử lý hình sự.
4. Sự khác nhau giữa tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

- Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi vay hoặc mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản khác bằng hình thức hợp đồng, sau đó dùng những thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc cố tình không trả lại tài sản đó.

- Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, bất động sản và động sản. (Toàn bộ thông tin về định nghĩa, nội dung, cách phân loại tài sản thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức đã được wikipedia.org tổng hợp, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem thêm).

- Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện sau khi đã nhận được tài sản với mục đích muốn chiếm đoạt số tài sản đó bằng việc sử dụng những thủ đoạn như: bỏ trốn, cố tình không trả khi đã đến hạn, lừa dối....

- Tuy nhiên, đối với những hành vi bỏ trốn hoặc thủ đoạn gian dối hiện nay vẫn chưa có một văn bản hoặc một cơ quan nào hướng dẫn. Do đó, cần phải được xem xét, cân nhắc, làm rõ trong quá trình điều tra để phân định một cách rõ ràng nhất.

2. Các yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 2017.

- Có 04 yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: mặt chủ quan, mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt khách thể. Chi tiết về các yếu tố cấu thành tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản mời bạn đọc xem tại Mục 2 bài mượn tiền không trả phạm tội gì, có bị đi tù không của Codon.vn.

- Trong đó cần lưu ý: ngoài mục đích chính là chiếm đoạt tài sản - đây cũng là dấu hiệu bắt buộc của tội danh này, người phạm tội thực hiện những hành vi phạm tội với những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt tài sản => Người phạm tội cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

toi lam dung tin nhiem chiem doat tai san bi phat nhu the nao co bi di tu khong 2

Yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

3. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt như thế nào?

3.1. Xử lý hành chính.

- Trường hợp người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ dưới 4 triệu đồng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính.

- Đây sẽ được coi là hành vi "Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả" được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

- Mức phạt: Người thực hiện hành vi vi phạm này sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

3.2. Xử lý hình sự.

- Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hội tụ đủ 04 yếu tố cấu thành tội phạm đã nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Với tội danh này, tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 2017 quy định có hình phạt chính (04 khung) và hình phạt bổ sung như sau:

* Hình phạt chính:

+ Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Khung 2: Phạt tù từ 02 - 07 năm.

+ Khung 3: Phạt tù từ 05 - 12 năm.

+ Khung 4: Phạt tù từ 12 - 20 năm.

* Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

toi lam dung tin nhiem chiem doat tai san bi phat nhu the nao co bi di tu khong 3

Quy định xử phạt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự 2017

4. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có bị đi tù không?

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị đi tù nếu: đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Mức phạt nhẹ nhất là: phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm và mức cao nhất là phạt tù từ 12 - 20 năm.

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không bị đi tù nếu: chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì chưa đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Trường hợp này, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý vi phạm hành chính.

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt có bị đi tù hay không sẽ phải xem xét dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau mà pháp luật đã quy định. Căn cứ dựa trên tính chất, mức độ, động cơ, mục đích, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra.

Liên quan đến quan hệ dân sự vay và cho vay, pháp luật cũng quy định thủ tục khởi kiện, khung hình phạt đối với hành vi mượn tiền không trả. Chi tiết vấn đề này, bạn đọc có thể xem thên thông tin trong bài Mượn tiền không trả có kiện được không của Codon.vn.

5. Sự khác nhau giữa tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015), và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật hình sự 2015) đều là các tội thuộc nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, nghiên cứu, ứng dụng cần phân biệt rõ ràng về hai tội danh này:

- Về hành vi:

+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: hành vi gian dối phải được thực hiện trước khi nhận được tài sản; hành vi gian dối là dấu hiệu bắt buộc.

+ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: hành vi gian dối phải được thực hiện sau khi nhận được tài sản.

toi lam dung tin nhiem chiem doat tai san bi phat nhu the nao co bi di tu khong 4

Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản

- Về hình thức phạm tội:

+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: sử dụng những thủ đoạn gian dối lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: dùng thông tin giả, đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm đánh lừa, làm cho người khác tin đó là sự thật và giao tài sản cho người thực hiện hành vi vi phạm.

+ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: thông qua những hình thức như vay, mượn, thuê tài sản của người khác nhưng sau đó lại dùng thủ đoạn với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản đã vay, mượn hoặc cố ý không trả lại tài sản khi đến hạn, hoặc sử dụng những tài sản này vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến hậu quả là không có khả năng trả lại.

- Về ý thức chiếm đoạt tài sản:

+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: ý thức chiếm đoạt tài sản được hình thành trước khi nhận tài sản.

+ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: ý thức chiếm đoạt tài sản được hình thành sau khi nhận được tài sản hợp pháp.

Có thể nói, để trả lời cho câu hỏi: "Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt như thế nào? Có bị đi tù không?" phải xem xét trên nhiều góc độ, khía cạnh, yếu tố khác nhau. Tất cả những điều này đã được Blog Codon.vn chia sẻ rất rõ trong bài viết trên đây, bạn đọc cần tham khảo, tìm hiểu để hiểu và nắm rõ quy định pháp luật về vấn đề này.

Bài liên quan