Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa bị xử lý hành chính thế nào?

Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa bị xử lý hành chính thế nào?

Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa chủ yếu ở các tỉnh miền núi, một số nơi ở đồng bằng hay thậm chí nhiều người còn sử dụng ban công tại nhà để trồng cây. Tuy nhiên, đây là hành vi vi phạm pháp luật, người trồng cây cần sa ở mức độ nhẹ nhất sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Vậy, trồng cây thuốc phiện, cây cần sa bị xử lý hành chính thế nào?

trong cay thuoc phien cay can sa bi xu ly hanh chinh the nao

Trồng cây thuốc phiện bị xử phạt thế nào? Mức xử phạt hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cần sa theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021

Mục Lục bài viết:
1. Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Mức xử phạt đối với hành vi trồng cây cần sa, cây thuốc phiện.
3. Có bắt buộc tiêu hủy cây cần sa sau khi bị xử phạt?

1. Trồng cây thuốc phiện, cây cần sa là hành vi vi phạm pháp luật.

- Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, cây thuốc phiện, cây cần sa là cây có chứa chất ma túy (tức là có chứa chất gây nghiện, hướng thần).

- Một trong các hành vi bị nghiêm cấm được ghi nhận tại Điều 5 Luật này là "trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy".

→ Như vậy, chỉ cần cá nhân, tổ chức có hành vi trồng cây cần sa, cây thuốc phiện (01 cây trở lên) thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

+ Bên cạnh đó, người "xuất bản" các bài viết, các video hướng dẫn trồng cây cần sa, cây thuốc phiện với mục đích "tuyên truyền" hành vi vi phạm pháp luật cũng sẽ bị coi là hành vi vi phạm.

- Lưu ý: Việc trồng cây cần sa, cây thuốc phiện không phụ thuộc vào mục đích. Chỉ cần có hành vi thì sẽ xem đó là hành vi vi phạm và bị xử phạt.

trong cay thuoc phien cay can sa bi xu ly hanh chinh the nao 2

Trồng cây cần sa bị xử lý hành chính thế nào? Quy định pháp luật về tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa (hoa anh túc)

Lưu ý: Không chỉ bị xử phạt hành chính, Luật hình sự 2015 cũng dựa vào số lượng cây cần sa được trồng và hành vi tái phạm của cá nhân, tổ chức để khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu muốn xem chi tiết thông tin, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài trồng bao nhiêu cây cần sa thì bị bắt của Codon.vn.

2. Mức xử phạt đối với hành vi trồng cây cần sa, cây thuốc phiện.

Quy định về xử lý hành chính đối với hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cần sa, Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu rõ các hình thức và mức xử phạt như sau:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 05 triệu - 10 triệu đồng.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính (cây thuốc phiện, cây cần sa).

+ Người nước ngoài vi phạm sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là "trục xuất".

Lưu ý:

- Mức xử phạt trên được áp dụng với cá nhân, trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt được áp dụng gấp 02 lần mức phạt trên.

- Người trồng cần sa, thuốc phiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy" được quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nếu cấu thành tội phạm. Xem chi tiết tại bài viết "Trồng cây cần sa có bị đi tù không"

trong cay thuoc phien cay can sa bi xu ly hanh chinh the nao 3

Trồng cây thuốc phiện bị xử lý thế nào? Chi tiết mức xử phạt hành hành vi trồng cây cần sa trái pháp luật

3. Có bắt buộc tiêu hủy cây cần sa sau khi bị xử phạt?

- Hình thức xử phạt bổ sung được quy định đối với hành vi trồng cây cần sa là "tịch thu tang vật vi phạm hành chính", vì vậy, việc "tịch thu" để thuận lợi nhất thì chủ thể có thẩm quyền thường loại bỏ nó (nhổ cây).

- Tuy nhiên, quy định về tiêu hủy lại chưa thực sự rõ ràng, thực tế, sau khi phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy bằng cách chôn lấp hoặc đốt.

Hiện nay, các chế phẩm từ lá và hoa của cây cần sa, cây thuốc phiện được ứng dụng phổ biến trong đời sống. Một trong số đó phải kế đến việc hút cần. Nếu chưa hiểu về hành động hút cần, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này trên wikipedia.org để có thêm thông tin.

Vấn đề trồng cây thuốc phiện, cây cần sa bị xử lý hành chính thế nào đã được Blog Codon.vn phân tích, làm rõ. Hiện nay, việc trồng cây thuốc phiện, cây cần sa được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, dù mục đích sử dụng có thực sự tốt thì đó vẫn bị xem là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ nặng - nhẹ của hành vi người vi phạm sẽ bị xử lý với các hình thức thích hợp và

Bài liên quan