Mượn tiền không trả phạm tội gì? có bị đi tù không?

Mượn tiền không trả phạm tội gì? có bị đi tù không?

Có rất nhiều tình huống xảy ra trong quan hệ vay nợ, tương ứng với mỗi hành vi khác nhau nếu có xảy ra tranh chấp thì sẽ có biện pháp xử lý tương ứng tùy vào tính chất, mức độ. Vậy trường hợp mượn tiền không trả phạm tội gì? Có bị đi tù không? Vấn đề này sẽ được Blog Codon.vn giải đáp như sau.

muon tien khong tra pham toi gi co bi di tu khong

Vay tiền quá hạn không trả là vi phạm gì? trốn nợ xử lý thế nào?

Mục Lục bài viết:
1. Mượn tiền không trả phạm tội gì?
2. Mượn tiền không trả bị đi tù không?

1. Mượn tiền không trả phạm tội gì?

Việc quy kết trách nhiệm hình sự của một người nào đó phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà pháp luật quy định. Đối với quan hệ vay nợ cũng vậy, để xem xét về hành vi mượn tiền không trả phạm vào tội gì thì trước hết cần xét đến về tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi. Thông thường, mượn tiền không trả sẽ xảy ra 02 trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: Mượn tiền mà không trả thì chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm mà giữa các bên đang có sự tranh chấp về hợp đồng dân sự (hợp đồng vay tiền).

=> Mượn tiền không trả trong trường hợp này không bị phạm tội.

- Trường hợp 2: Mượn tiền mà không trả mặc dù có khả năng chi trả và có các dấu hiệu bỏ trốn, trốn tránh thực hiện trách nhiệm, không thiện chí trong việc trả nợ. Ngoài ra, nếu xét thấy về tính chất, mức độ của hành vi có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

=> Mượn tiền mà không trả trong trường hợp này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất, mức độ mà hành vi mượn tiền không trả có thể sẽ phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (tức là bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

Việc xác định có phạm tội hay không phải căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có liên quan và kết luận điều tra của cơ quan có thẩm quyền.

muon tien khong tra pham toi gi co bi di tu khong 2

Cho bạn mượn tiền không trả phải làm sao? Tìm hiểu quy định pháp luật về hành vi vay tiền không trả đúng hẹn

Chú ý: Đóng vai trò là người cho vay, khi người đi vay không trả nợ đúng hạn, bạn được phép đòi nợ theo đúng nguyên tắc của pháp luật đồng thời không được sử dụng các biện pháp bị pháp luật nghiêm cấm như đe dọa tinh thần, dùng vũ lực uy hiếp hay bắt giữ con nợ trái pháp luật,... Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin trong bài chia sẻ cách đòi nợ đúng pháp luật của Codon.vn.

2. Mượn tiền không trả có bị đi tù không?

Như đã phân tích ở trên, có thể thấy được 02 hậu quả pháp lý của việc mượn tiền không trả, đó là:

* Người mượn tiền không trả có thể bị đi tù.

- Cụ thể, nếu qua quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền kết luận về hành vi mượn tiền không trả hội tụ đủ các căn cứ để đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Có 04 yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là:

+ Mặt chủ thể: chủ thể của tội danh này phải là người từ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

+ Mặt khách thể: khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

+ Mặt chủ quan: lỗi gây ra là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt tài sản - đây là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

+ Mặt khách quan: là hành vi thuộc một trong các trường hợp được nêu tại Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017 như: dùng thủ đoạn, bỏ trốn để chiếm đoạt, sử dụng tài sản vay là tiền vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng chi trả....

Do đó, hành vi mượn tiền không trả có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu có đủ 04 yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên.

muon tien khong tra pham toi gi co bi di tu khong 3

Vay tiền không trả có bị đi tù không?

=> Với tội danh này, bên vay tiền không trả có thể bị phạt tù như sau:

+ Mức thấp nhất là: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Mức cao nhất là phạt tù từ 12 - 20 năm, bên cạnh đó còn có hình phạt bổ sung tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi.

- Với trường hợp này, bên cho vay phải gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền để được điều tra, giải quyết.

* Người mượn tiền không trả có thể không bị đi tù: nếu chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

- Trường hợp này, bên cho vay có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi bên vay cư trú để yêu cầu giải quyết về tranh chấp hợp đồng dân sự (hợp đồng vay tiền). (Để có thêm thông tin về quyền hạn, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức của cơ quan tòa án cấp huyện, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm nội dung trên wikipedia.org qua bài viết này)

- Chi tiết về nội dung viết đơn khởi kiện cũng như các vấn đề cần lưu ý, bạn đọc xem thêm tại bài viết mượn tiền không trả có kiện được không để nắm được thông tin.

Tóm lại, để trả lời câu hỏi mượn tiền không trả phạm tội gì? Có bị đi tù không phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác nhau dựa trên quá trình điều tra, thu thập chứng cứ. Để tránh những rủi ro tương tự không đáng có xảy ra các bên khi tham gia vào quan hệ dân dự (quan hệ vay tiền) thì các bên cần đưa ra những điều khoản thỏa thuận rõ ràng nhằm ràng buộc trách nhiệm.

Bài liên quan