Giống cây trồng, giống vật nuôi là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy, để "lựa chọn" được các tổ chức có đủ khả năng sản xuất, buôn bán giống cây trồng, vật nuôi chất lượng, pháp luật đã quy định về điều kiện kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi.
Quy định mới về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi.
* Chủ thể thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
* Điều kiện thực hiện: Tại Điều 22 Luật Trồng trọt 2018, quy định người kinh doanh giống cây trồng phải đảm bảo điều kiện như sau:
- Điều kiện sản xuất:
+ Có giống cây trồng hoặc giống cây trồng được ủy quyền từ tổ chức, cá nhân khác đã được cấp quyết định công nhận lưu hành/đã tự công bố lưu hành.
+ Địa điểm thuộc quyền sử dụng của cá nhân, tổ chức (thuê hoặc chủ sở hữu), có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia hoặc cơ sở về phương pháp sản xuất giống cây.
- Điều kiện buôn bán:
+ Người buôn bán giống cây trồng chỉ cần có địa điểm giao dịch hợp pháp (cửa hàng, hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận không thuộc vùng cấm); có khả năng truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng (phải có hồ sơ truy xuất gồm thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán, hồ sơ chất lượng, nhãn).
+ Về thủ tục: Người buôn bán phải gửi thông báo các thông tin về địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở/người đại diện/điện thoại liên hệ trước khi buôn bán, tới Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi buôn bán để được đăng tải lên cổng thông tin điện tử.
- Luật Chăn nuôi 2018 không trực tiếp quy định về "điều kiện kinh doanh giống vật nuôi" mà chỉ quy định chung về sản xuất, mua bán giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi.
- Một cơ sở kinh doanh giống vật nuôi trước hết phải đảm bảo yêu cầu đối với giống vật nuôi lưu thông trên thị trường, cụ thể:
+ Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng.
+ Có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.
+ Đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo luật thú y.
- Mặc dù không có quy định chung về điều kiện kinh doanh giống vật nuôi, tuy nhiên, tổ chức ,cá nhân kinh doanh con giống vật nuôi vẫn phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 22 và kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải đáp ứng điều kiện tại Điều 23 Luật Trồng trọt.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, độc giả quan tâm có thể theo dõi tại bài viết: Điều kiện kinh doanh chăn nuôi tập trung
* Trường hợp sản xuất con giống vật nuôi.
Khi sản xuất con giống vật nuôi, người kinh doanh phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đảm bảo các điều kiện đối với chăn nuôi trang trại được quy định tại Điều 55 Luật Chăn nuôi.
- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp, giống vật nuôi đã được công bố tiêu chuẩn áp dụng.
- Tại cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật. Yêu cầu: Tối thiểu trình độ đại học chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
- Tại cơ sở nuôi đàn giống bố mẹ đối với lớn, gia cầm phải có nhân viên kỹ thuật. Yêu cầu: Đã được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
- Có hồ sơ giống cụ thể, ghi rõ tên, cấp, xuất xứ, số lượng và các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật.
* Trường hợp mua bán con giống vật nuôi.
Người mua bán giống vật nuôi phải đáp ứng 02 điều kiện:
- Có bản công bố tiêu chuẩn áp dụng.
- Có hồ sơ giống cụ thể, ghi rõ tên, cấp, xuất xứ, số lượng và các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật.
Điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi theo quy định của pháp luật.
- Để sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, trước hết, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo các điều kiện sản xuất con giống vật nuôi được nêu ở mục 2.1. Đồng thời, phải có:
+ Hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng.
+ Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất và các hoạt động liên quan.
- Trường mua bán cá nhân, tổ chức mua bán tinh, phôi giống vật nuôi thì phải có đủ các điều kiện:
+ Có dụng cụ, thiết bị bảo quản thích hợp.
+ Nơi bảo quản tách biệt, không bị ô nhiễm.
+ Có biện pháp bảo đảm an toàn cho các yếu tố xung quanh.
+ Có sổ sách theo dõi.
Ngoài ra, các tổ chức sản xuất giống gia cầm, mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi cũng có những điều kiện nhất định.
Hiện này, các giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam rất đa dạng, được Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ban hành trong các Thông tư và liên tục bổ sung từ năm 2013 đến năm 2019, hiện tại, danh mục bổ sung mới nhất được ghi nhận tại Thông tư 01/2019/TT-BTNMT.
Bên cạnh lợi thế về kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh thủy sản cũng là một trong những thế mạnh và mang lại lợi nhuận vô cùng lớn. Doanh nghiệp kinh doanh phải đáp ứng điều kiện kinh doanh thủy sản
Điều kiện kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi hiện nay được xem là một "rào cản" mà cá nhân, tổ chức phải vượt qua để thực hiện hoạt động kinh doanh, vì vậy, chỉ có những cá nhân, tổ chức thực sự nghiêm túc đầu tư về tài chính, năng lực chuyên môn thì khi đó mới có thể kinh doanh một cách tốt nhất.
Hy vọng những chia sẻ của Blog trên trang Codon.vn về điều kiện kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi sẽ hữu ích đối với độc giả.