Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội 2022

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội 2022

Pháp luật hiện hành không sử dụng thuật ngữ tiền trượt giá, thay vào đó là thuật ngữ mức điều chỉnh thu nhập, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội 2022 được quy định cụ thể tại Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH như sau.

tien truot gia bao hiem xa hoi 2022

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì? Quy định về tiền trượt giá bảo hiểm xã hội và cách tính

Mục Lục bài viết:
1. Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?
2. Ai được nhận tiền trượt giá BHXH? Các chế độ được nhận tiền trượt giá BHXH.
3. Cách tính tiền trượt giá bảo hiểm xã hội.
3.1. Đối với người tham gia BHXH bắt buộc.
3.2. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
3.3. Ví dụ.
4. Nhận tiền trượt giá khi rút BHXH một lần.

* Danh mục từ viết tắt:

- BHXH: Bảo hiểm xã hội.

- NLĐ: Người lao động.

1. Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?

- Trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không có thuật ngữ trượt giá/ tiền trượt giá, đây là thuật ngữ được sử dụng trên thực tế. Pháp luật quy định vấn đề này là mức điều chỉnh tiền lương/thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Tiền trượt giá được hiểu là số tiền điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH, nhằm mục đích tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại với thời điểm trước khi tính lương cho NLĐ.

- Trong cách tính BHXH 1 lần, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH của người tham gia sẽ được nhân với hệ số trượt giá BHXH. Mỗi năm sẽ có hệ số trượt giá khác nhau và được pháp luật quy định cụ thể.

2. Ai được nhận tiền trượt giá? Các chế độ được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội

* Đối tượng nhận tiền trượt giá BHXH

Theo Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH thì những đối tượng được áp dụng hệ số trượt giá gồm có:

(1) NLĐ theo chế độ tiền lương Nhà nước quy định, tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời hạn từ ngày 01/01/2022 - 31/12/2022.

(2) NLĐ có mức đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2022 - 31/12/2022.

(3) Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2022 - 31/12/2022.

tien truot gia bao hiem xa hoi 2022 2

Khi nào mới được lãnh tiền trượt giá? Tìm hiểu công thức, cách tính tiền trượt giá BHXH mới nhất

* Các chế độ mà NLĐ được nhận tiền trượt giá BHXH

Căn cứ quy định về các đối tượng nhận tiền trượt giá BHXH, tiền trượt giá sẽ được tính khi NLĐ nhận các chế độ sau:

- Đối tượng (2), (3):

+ Nhận lương hưu hàng tháng.

+ Nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu trong trường hợp có số năm đóng BHXH quá số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%.

- Cả 3 đối tượng:

+ Nhận bảo hiểm xã hội một lần..

+ Thân nhân nhận trợ cấp tuất một lần khi NLĐ chết.

Mức hưởng lương hưu đã được chúng tôi chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo thêm để nắm thông tin.

3. Cách tính tiền trượt giá bảo hiểm xã hội 2022

3.1. Đối với người tham gia BHXH bắt buộc

- Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Hệ số trượt giá.

- Trong đó:

+ Hệ số trượt giá chính là mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH.

+ Hệ số trượt giá với từng năm được thể hiện qua bảng sau:

tien truot gia bao hiem xa hoi 2022 3

+ Theo bảng trên thì hệ số trượt giá năm 2022 là 1.0.

3.2. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

- Thu nhập tháng đóng BHXH sau điều chỉnh từng năm = Tổng tiền thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Hệ số trượt giá.

Hệ số trượt giá (mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện) của năm tương ứng được thể hiện qua bảng sau đây. Theo đó, hệ số trượt giá năm 2022 là 1.0.

tien truot gia bao hiem xa hoi 2022 4

3.3. Ví dụ

Anh Đức đóng BHXH bắt buộc từ năm 2015 - 2022 với các mức tiền lương như sau:

- Tháng 1/2015 - tháng 6/2015: 4 triệu đồng/tháng.

- Tháng 7/2015 - tháng 12/2015: 4.5 triệu đồng/tháng.

- Tháng 1/2016 - tháng 12/2019: 5 triệu đồng/tháng.

- Tháng 1/2020 - tháng 5/2022: 6.5 triệu đồng/tháng.

Tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của anh Đức trong thời gian này?

Trả lời:

* Dựa trên bảng hệ số điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH tại mục 3.1 thì cụ thể mức tiền lương tháng đóng BHXH của anh Đức sau điều chỉnh như sau:

- Tháng 1/2015 - tháng 6/2015: 4 triệu đồng/tháng => Thời gian: 6 tháng, hệ số 1.19.

Tiền lương đóng BHXH = 4.000.000 x 6 x 1.19 = 28.560.000 đồng.

- Tháng 7/2015 - tháng 12/2015: 4.5 triệu đồng/tháng => Thời gian 6 tháng, hệ số 1.19.

Tiền lương đóng BHXH = 4.500.000 x 6 x 1.19 = 32.130.000 đồng.

(Sau đây gọi tắt là lương)

- Tháng 1/2016 - tháng 12/2019: 5 triệu đồng/tháng.

+ Tháng 1/2016 - 12/2016: 5 triệu đồng/tháng => 12 tháng, hệ số 1.16.

Lương = 5.000.000 x 12 x 1.16 = 69.600.000 đồng.

+ Tháng 1/2017 - 12/2017: 5 triệu đồng/tháng => 12 tháng, hệ số 1.12.

Lương = 5.000.000 x 12 x 1.12 = 67.200.000 đồng.

+ Tháng 1/2018 - 12/2018: 5 triệu đồng/tháng => 12 tháng, hệ số 1.08.

Lương = 5.000.000 x 12 x 1.08 = 64.800.000 đồng.

+ Tháng 1/2019 - 12/2019: 5 triệu đồng/tháng => 12 tháng, hệ số 1.05.

Lương = 5.000.000 x 12 x 1.05 = 63.000.000 đồng.

- Tháng 1/2020 - 12/2020: 6.5 triệu đồng/tháng => 12 tháng, hệ số 1.02.

Lương = 6.500.000 x 12 x 1.02 = 79.560.000 đồng.

- Tháng 1/2021 - 5/2022: 6.5 triệu đồng/tháng => 17 tháng, hệ số 1.00.

Lương = 6.500.000 x 17 x 1.00 = 110.500.000 đồng.

* Tổng số tháng anh Đức tham gia BHXH là: 89 tháng (7 năm 5 tháng).

=> Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của anh Đức sau điều chỉnh là:

(28.560.000 + 32.130.000 + 69.600.000 + 67.200.000 + 64.800.000 + 63.000.000 + 79.560.000 + 110.500.000) : 89 = 5.790.449 đồng/tháng.

4. Nhận tiền trượt giá khi rút BHXH một lần

- Thông thường, tiền trượt giá đã được tính luôn vào tiền bảo hiểm xã hội một lần chi trả cho NLĐ đủ điều kiện hưởng BHXH một lần.

Với trường hợp được chi trả luôn với tiền BHXH một lần, cụ thể cách tính tiền trượt giá trong tiền lương/thu nhập đóng BHXH. Bạn đọc có thể xem thêm bài viết cách tính mức bình quân tiền lương để hưởng BHXH một lần để biết thông tin chi tiết.

- Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chưa được nhận tiền trượt giá BHXH 1 lần, vậy phải làm sao?

Cách 1. Chờ cơ quan BHXH tự liên hệ và trả tiền trượt giá

Nhiều trường hợp do chưa có hướng dẫn trả tiền trượt giá trong giai đoạn nào cho NLĐ nhận BHXH một lần nên cơ quan BHXH sẽ tạm thời chưa tính tiền trượt giá.

=> Khi có hướng dẫn áp dụng cụ thể BHXH sẽ tính tiền trượt giá, chi trả tiền cho NLĐ theo một trong các hình thức:

- Trả tiền mặt ngay tại trụ sở cơ quan BHXH: BHXH sẽ liên hệ với NLĐ để NLĐ đến nhận tiền.

- Trả tiền qua tài khoản ngân hàng (ATM): Nếu trước đó NLĐ đăng ký nhận tiền qua ATM.

Cách 2. NLĐ chủ động liên hệ với cơ quan BHXH

Trường hợp không muốn chờ đợi, hoặc chờ quá lâu chưa có thông tin của cơ quan BHXH thì NLĐ có thể chủ động liên hệ với cơ quan này (nơi mình đã nộp hồ sơ rút BHXH một lần) để nhận tiền trượt giá.

Khi nhận tiền trượt giá BHXH một lần, NLĐ mang theo:

- Quyết định về việc hưởng BHXH 1 lần được cơ quan BHXH cấp trước đó.

- Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn thời hạn sử dụng.

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội có vai trò khá quan trọng, đây chính là khoản bù đắp trong thời buổi nền kinh tế bị lạm phát, đồng tiền mất giá. Tuy khoản tiền trượt giá có thể không lớn nhưng lại góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Bạn đọc cần nắm những thông tin mà chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn đã tổng hợp và chia sẻ để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Bài liên quan