Rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu tiền chính là vấn đề mà NLĐ quan tâm nhiều nhất sau khi nghỉ việc. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Rút bảo hiểm xã hội một lần được bao nhiêu? Tìm hiểu cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014
* Danh mục từ viết tắt.
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- Mqbtl: Mức bình quân tiền lương.
- NLĐ: Người lao động.
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.
- HĐLĐ: Hợp đồng lao động.
- Trên thực tế, mỗi người khi tham gia đóng BHXH thì sẽ có mức đóng, thời gian đóng BHXH khác nhau tùy thuộc vào quá trình làm việc, năng lực và sự thỏa thuận của bên NLĐ, NSDLĐ trong quá trình ký kết HĐLĐ. Điều này đã dẫn đến sự khác nhau về số tiền mà NLĐ nhận được khi rút BHXH 1 lần.
- Mức hưởng BHXH 1 lần (gọi chung là "mức hưởng") được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, công thức tính là:
Mức hưởng = (1,5 x mbqtl x thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x mbqtl x thời gian đóng BHXH sau 2014).
Trong đó:
Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH.
Mức điều chỉnh hàng năm về cơ bản sẽ có sự khác nhau giữa các năm và được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH:
+ Mức điều chỉnh hàng năm áp dụng đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc:
+ Mức điều chỉnh hàng năm áp dụng đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện
* Lưu ý:
- Đối với trường hợp đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 - 06 tháng → tính là 1⁄2 năm; lẻ từ 07 - 10 tháng → tính là 01 năm.
- Đối với NLĐ đóng BHXH < 01="" năm=""> Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x mức tiền lương tháng đóng BHXH (tối đa bằng 02 tháng mbqtl tháng đóng BHXH).
=> Từ công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần đã nêu trên có thể thấy được:Vấn đề NLĐ rút BHXH 1 lần được bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào:
- Mức bình quân tiền lương,
- Hệ số và thời gian đóng BHXH của NLĐ tham gia BHXH.
Theo đó số tiền lương tham gia BHXH càng cao, thời gian đóng BHXH càng nhiều thì số tiền được nhận khi rút BHXH 1 lần càng lớn và ngược lại.
Chú ý: Theo quy định, tiền lương đóng BHXH không thấp hơn mức tiền Lương tối thiểu tại Việt Nam (mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường để đảm bảo mức sống tối thiểu). Chi tiết thông tin về mức lương tối thiểu và sự thay đổi về độ lớn của mức lương này qua các năm đã được wikipedia.org chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết này để tìm hiểu thêm.
Chị Phạm Phương Hoa ký kết HĐLĐ với công ty cổ phần Sông Đà, chị tham gia BHXH tại công từ tháng 7/2012 đến hết tháng 10/2015, mức lương là: 4.300.000 đồng, sau đó chị nghỉ việc.
Đến năm 2017 chị có làm việc tại công ty TNHH Hương Liên và đóng BHXH từ tháng 8/2017 đến hết tháng 7/2018, mức lương là: 5.000.000 đồng và nghỉ việc vì lý do gia đình. Cả 2 lần nghỉ việc chị Hoa đều chưa rút BHXH 1 lần.
Hỏi: đến nay chị Hoa muốn rút BHXH 1 lần thì số tiền chị nhận được là bao nhiêu?
Trả lời:
Tổng thời gian chị Hoa tham gia BHXH là:
- Từ tháng 7/2012 đến hết tháng 10/2015: 3 năm 4 tháng.
- Từ tháng 8/2017 đến hết tháng 7/2018: 12 tháng.
=> Tổng là: 4 năm 4 tháng (làm tròn lên 4,5 năm).
Trong đó:
- Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014 là: 18 tháng
- Thời gian tham gia BHXH sau năm 2014 là: 34 tháng
Căn cứ vào hệ số mức điều chỉnh hàng năm theo bảng đã nêu ở trên, ta tính được:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của chị Hoa là:
- Mbqtl đóng BHXH trước 2014 là: = {[(6 x 4.300.000 x 1,33) + (12 x 4.300.000 x 1,25) + (12 x 4.300.000 x 1,2) + (10 x 4.300.000 x 1,19)] : 40 = 6.558.933 đồng.
- Mbqtl tháng đóng BHXH sau 2014 là: [(5 x 5.000.000 x 1,12) + (7 x 5.000.000 x 1,08)] } : 12 = 5.483.333 đồng.
=> Số tiền BHXH 1 lần chị Hoa nhận được là:
[(1,5 x 6.558.933 x 3,5) + (2 x 5.483.333 x 1)] = 45.393.927 đồng.
Ví dụ công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần khi làm 1 năm, 2 năm, 3 năm,...
Anh Trần Văn Dũng có tham gia làm việc tại công ty và có thời gian đóng BHXH từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2020.
+ Năm 2017: mức lương là 5 triệu đồng.
+ Năm 2018: do hoàn thành tốt công việc được giao, mức lương của anh Dũng được tăng lên là: 5,5 triệu đồng.
+ Năm 2019, 2020: mức lương là 6 triệu đồng.
Hỏi: Tính số tiền BHXH 1 lần mà anh Dũng được nhận?
Trả lời:
Tổng số tháng anh Dũng đóng BHXH là:
- Từ tháng 3/2017 - tháng 3/2018: 12 tháng.
- Từ tháng 3/2018 - tháng 3/2019: 12 tháng.
- Từ tháng 3/2019 - tháng 3/2020: 12 tháng.
- Tư tháng 3/2020 - tháng 6/2020: 3 tháng.
=> Tổng là: 3 năm 3 tháng (làm tròn lên 3,5 năm).
Mức điều chỉnh hàng năm 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là: 1,12; 1,08; 1,05; 1,02.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của anh Dũng là:
Mbqtl = [(10 x 5.000.000 x 1,12) + (12 x 5.500.000 x 1,08) + (12 x 6.000.000 x 1,05) + (5 x 6.000.000 x 1,02)] : 39 = 5.973.205 đồng.
=> Số tiền BHXH 1 lần anh Dũng nhận được là: 2 x 5.973.205 x 3,5 = 41.812.435 đồng.
NLĐ có thể rút BHXH 1 lần bằng những cách sau:
* Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi cư trú.
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị: Tờ khai theo mẫu số 14-HSB, sổ BHXH bản gốc.
Nộp hồ sơ tại: Cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi cư trú.
Thời hạn giải quyết: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Chi tiết về trình tự thủ tục thực hiện, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại bài viết "Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần".
Cách 2: Rút BHXH online.
Ngoài cách rút BHXH 1 lần trực tiếp, NLĐ đăng ký rút BHXH 1 lần trên hệ thống Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.
Cách rút này sẽ giúp NLĐ tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Chi tiết về các bước rút BHXH 1 lần online qua mạng, bạn đọc xem tại bài viết "Cách rút bảo hiểm xã hội 1 lần online".
Trên đây là toàn bộ đáp án của câu hỏi rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu tiền mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Tùy thuộc vào từng mức đóng BHXH, thời gian tham gia BHXH, NLĐ có thể tự mình tính toán số tiền có thể nhận về khi rút BHXH 1 lần và đưa ra quyết định hưởng các chế độ BHXH tối ưu nhất cho mình.