Tổ chức, cá nhân có quyền thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để đảm bảo các khoản vay với bên nhận thế chấp. Thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau.
Tài sản hình thành trong tương lai là gì? Quy định pháp luật về điều kiện thế chấp nhà ở trong tương lai
* Danh mục từ viết tắt:
- HTTTL: Hình thành trong tương lai.
- CQNN: Cơ quan nhà nước.
- HĐMB: Hợp đồng mua bán.
Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, Điều 147, Khoản 2, các tổ chức, cá nhân được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai - Bên thế chấp khi:
- Xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất hợp pháp của mình.
- Mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư.
Bên nhận thế chấp: Các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Mục đích thế chấp: Vay vốn xây dựng nhà ở trên thửa đất hợp pháp hoặc mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng đã được sử dụng để thế chấp.
Để hiểu có thể hiểu rõ về mục đích thế chấp vay vốn của nhà ở hình thành trong tương lai, bạn đọc cần hiểu về vay thế chấp trong hoạt động tài chính, tín dụng. Thông tin chi tiết về vấn đề này, bạn đọc có thể xem trên wikipedia.org qua bài viết này.
Các điều kiện về thế chấp nhà ở HTTTL được quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 148 Luật Nhà ở và quy định chi tiết tại Điều 7, Khoản 3, Thông tư 26/2015/TT-NHNN, cụ thể như sau:
- Có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, chẳng hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một trong các giấy tờ tại Điều 100 Luật Đất đai.
- Có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có giấy phép xây dựng. Ví dụ: Nhà ở riêng lẻ có quy mô trên 07 tầng.
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu.
- Có hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư. Hợp đồng phải có công chứng, chứng thực.
- Có văn bản chuyển nhượng HĐMB nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định. Văn bản chuyển nhượng có công chứng, chứng thực.
- Có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong HĐMB nhà ở;
- Không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về HĐMB nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng HĐMB nhà ở này;
Quy định pháp luật về điều kiện thế chấp nhà ở trong tương lai theo Luật Nhà ở 2014
Bên cạnh việc phải đảm bảo các điều kiện riêng lẻ, tổ chức, cá nhân khi thế chấp nhà ở HTTTL phải đảm bảo được 02 điều kiện sau:
- Không bị kê biên để thi hành án /để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của CQNN có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của CQNN có thẩm quyền.
Lưu ý: Điều kiện được xác định trước khi nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp.
Cùng với nhà ở chung cư, nhà mặt đất trong các dự án xây dựng nhà ở của cá nhân, tổ chức, nhà ở xã hội cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân hiện nay. Để có thêm thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm đọc nội dung bài Nhà ở xã hội là gì? làm sao để mua được nhà ở xã hội của chúng tôi.
Bản chất của hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai là các giấy tờ chứng minh điều kiện được thế chấp nhà ở trong tương lai.
Tại Điều 9 Thông tư 26/2025/TT-NHNN liệt lê các giấy tờ thuộc hồ sơ thế chấp như sau:
3.1.1. Tài sản thế chấp là nhà ở HTTTL được mua của chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
- Bản gốc HĐMB nhà ở với chủ đầu tư.
- Bản gốc văn bản chuyển nhượng HĐMB nhà ở trong trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng.
- Bản gốc giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà cho chủ đầu tư theo thỏa thuận.
- Hợp đồng thế chấp phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
3.1.2. Tài sản thế chấp là nhà ở HTTTL của tổ chức, cá nhân xây dựng trên thửa đất ở hợp pháp của mình.
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Bản gốc Giấy phép xây dựng trong trường hợp bắt buộc. (Để được cấp phép xây dựng, bạn đọc cần tham khảo điều kiện, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở của chúng tôi).
- Hợp đồng thế chấp phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Lưu ý: Các tổ chức tín dụng có thể yêu cầu các giấy tờ khác nếu xét thấy cần thiết.
Hồ sơ, trình tự thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của cá nhân, hộ gia đình khi mua nhà trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
3.2.1. Đăng ký thế chấp nhà ở HTTTL của cá nhân, hộ gia đình mua nhà ở HTTTL trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Tại Khoản 2, Điều 40 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký thế chấp như sau:
- 01 bản chính phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp.
- 01 bản chính và 01 bản sao hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực.
- 01 bản chính, 01 bản sao có chứng thực/01 bản sao không có chứng thực nhưng có bản chính để đối chiếu văn bản ủy quyền nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.
- 01 bản chính và 01 bản sao có chứng thực HĐMB nhà ở.
- 01 bản chính và 01 bản sao có chứng thực văn bản chuyển nhượng nếu bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng HĐMB nhà ở.
3.2.2. Đăng ký thế chấp nhà ở HTTTL của cá nhân, hộ gia đình xây dựng trên thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình.
Hồ sơ đăng ký thế chấp nhà ở HTTTL đối với tổ chức, cá nhân trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 40 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, cụ thể:
- 01 bản chính phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp.
- 01 bản chính và 01 bản sao hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực.
- 01 bản chính Giấy chứng nhận về tính hợp pháp quyền sử dụng đất.
- Văn bản ủy quyền nếu người yêu là người được ủy quyền (01 bản chính/ 01 bản sao có/không công chứng).
- Giấy tờ chứng minh nếu thuộc đối tượng không phải đóng phí đăng ký.
3.2.3. Trình tự thực hiện.
Nộp 01 bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai (bao gồm cả chi nhánh) thuộc Sở TNMT.
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các hoạt động chuyên môn và trả kết quả trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Cá nhân, hộ gia đình có thể tham khảo để thực hiện thế chấp nhằm tìm kiếm nguồn vay vốn chất lượng tại các tổ chức tín dụng.