Thủ tục thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn

Thủ tục thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn

Cha, mẹ có quyền giành quyền nuôi con khi ly hôn, tuy nhiên quyền được trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định mà có thể được thay đổi để phù hợp hoặc trong một số trường hợp nhất định. Bên muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con thì cần phải thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn để được cơ quan có thẩm quyền giải quyết và công nhận. Vấn đề này được Blog codon.vn thông tin đến bạn đọc như sau.

thu tuc thay doi quyen nuoi con khi ly hon

Điều kiện, thủ tục xin thay đổi quyền nuôi con theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình 2014

Mục Lục bài viết:
1. Căn cứ thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn.
2. Thủ tục thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn.
2.1. Chuẩn bị hồ sơ.
2.2. Nộp hồ sơ.
2.3. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
3. Lệ phí thay đổi quyền nuôi con.

1. Điều kiện thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn.

- Khi có yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, người có yêu cầu sẽ gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết, tuy nhiên việc thay đổi người nuôi con khi có một trong những căn cứ sau:

(1) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Ví dụ: Khi ly hôn, Tòa án giải quyết để mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nhưng sau đó nhận thấy có sự thay đổi về môi trường sống, điều kiện sống cha và mẹ thỏa thuận với nhau về việc để cha là người trực tiếp nuôi con.

(2) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện (điều kiện về kinh tế, môi trường giáo dục, môi trường sống, những yếu tố khác dẫn đến việc không đảm bảo cuộc sống cho con,.....) trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

- Khi xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con => Tòa án ra quyết định giao con cho người giám hộ trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con theo quy định của pháp luật.

=> Như vậy, việc thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn hoàn toàn có thể thực hiện.

- Nếu muốn giành lại quyền nuôi con, bên có nhu cầu phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đảm bảo các điều kiện cho con sinh sống, phát triển tốt nhất. Yêu cầu thay đổi quyền nuôi con được thực hiện theo thủ tục nhất định để Tòa án xem xét, giải quyết.

- Bên cạnh trường hợp này, nếu cặp vợ chồng thỏa thuận việc thay đổi quyền nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận đó.

Để biết thêm về nội dung này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết khi ly hôn ai là người được quyền nuôi con để có thêm thông tin.

2. Thủ tục thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn.

Người có yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn thực hiện các bước được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình 2014 và những văn bản hướng dẫn có liên quan như sau:

2.1. Chuẩn bị hồ sơ.

Hồ sơ thay đổi quyền nuôi con gồm có:

(1) Đơn khởi kiện

TẢI ĐƠN KHỞI KIỆN - MẪU SỐ 23-DS TẠI ĐÂY

Hoặc Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

TẢI ĐƠN XIN THAY ĐỔI NGƯỜI NUÔI CON TẠI ĐÂY

(2) Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

(3) Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu.

(4) Giấy khai sinh của con.

(5) Giấy tờ, tài liệu liên quan, chứng minh cho yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.

thu tuc thay doi quyen nuoi con khi ly hon 2

Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, hướng dẫn làm thủ tục thay đổi quyền trực tiếp nuôi con mới nhất

Không giống như thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, thủ tục ly hôn thuận tình, đơn phương đòi hỏi các bên chuẩn bị nhiều hồ sơ, giấy tờ và xử lý trong thời gian dài hơn. Nếu chưa có nhiều thông tin, mời bạn đọc tham khảo bài thủ tục ly hôn của codon.vn để có thêm thông tin.

2.2. Nộp hồ sơ.

Người yêu cầu nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan sau:

- Tòa án nhân dân quận/huyện nơi một trong hai bên thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con cư trú (tạm trú, thường trú).

- Tòa án quận/huyện nơi người con đang cư trú.

2.3. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

* TH1: Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ => Cán bộ Tòa án tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

* TH2: Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ => Cán bộ Tòa án trả lại hồ sơ, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

* Thời hạn giải quyết:

- Đối với khởi kiện thay đổi quyền nuôi con: thời hạn giải quyết kéo dài từ 04 - 06 tháng.

- Đối với yêu cầu công nhận thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con: thời hạn giải quyết kéo dài từ 02 - 03 tháng.

3. Lệ phí thay đổi quyền nuôi con.

Căn cứ Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14:

- Án phí khi có tranh chấp về thay đổi quyền nuôi con là: 300 nghìn đồng.

- Lệ phí khi yêu cầu công nhận thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con là: 300 nghìn đồng.

Liên quan đến vấn đề ly hôn, nhiều người cũng thắc mắc bố mẹ ly hôn con có được chia tài sản không. Mặc dù pháp luật hiện hành không có một quy định cụ thể nào về việc chia tài sản cho con khi ly hôn, tuy vậy, các bên vẫn có thể tự thỏa thuận để đưa ra giải pháp phân chia tài sản chung một cách chính xác, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con khi ly hôn.

Trên đây, Codon.vn đã chia sẻ với bạn đọc về thủ tục thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn. Theo đó, thủ tục này được giải quyết nhanh hay không vẫn tùy thuộc vào tình hình thực tế, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn so với quy định.

Ngoài ra, để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục cắt, chuyển hộ khẩu thường trú sau khi ly hôn, mời bạn đọc tham khảo bài viết thủ tục cắt khẩu sau ly hôn để có thêm thông tin.

Bài liên quan