Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo Luật nuôi con nuôi 2010

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước là hoạt động bắt buộc để được nhà nước công nhận và bảo vệ quan hệ cha, mẹ và con. Người nhận nuôi con nuôi là người thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật.

thu tuc dang ky nuoi con nuoi trong nuoc

Tìm hiểu điều kiện, thủ tục nhận nuôi con nuôi mới nhất 2022

Mục Lục bài viết:
1. Điều kiện nuôi con nuôi trong nước.
2. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong nước.
2.1. Hồ sơ của người nhận con nuôi.
2.2. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi.
3. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi trong nước.
4. Trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước.
5. Đăng ký nuôi con nuôi trong nước mất bao lâu?
6. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước.

1. Điều kiện nuôi con nuôi trong nước.

- Nuôi con nuôi trong nước là trường hợp công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam thường trú tại làm con nuôi.

- Điều kiện nuôi con nuôi trong nước xuất phát từ điều kiện của người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Trong đó:

+ Người nhận con nuôi phải đáp ứng các điều kiện cơ bản và không thuộc trường hợp bị cấm được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.

+ Người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng điều kiện về tuổi là trẻ dưới 16 tuổi, trừ trường hợp đặc biệt thì dưới 18 tuổi.

Để biết thêm chi tiết về điều kiện nuôi con nuôi trong nước, độc giả có thể xem thông tin trong bài chia sẻ điều kiện nuôi con nuôi mới nhất của Codon.vn.

2. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong nước.

2.1. Hồ sơ của người nhận con nuôi.

Người nhận con nuôi khi thực hiện đăng ký nuôi con nuôi phải chuẩn bị các loại giấy tờ được quy định tại Điều 17, Luật Nuôi con nuôi và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP, cụ thể:

(1) Đơn xin nhận con nuôi (Mẫu số 4, Phụ lục 2, Thông tư 10/2020/TT-BTP).

(2) Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực/giấy tờ có giá trị thay thế.

(3) Phiếu lý lịch tư pháp.

(4) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

(5) Giấy khám sức khỏe (cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp); văn bản xác nhận hoàn cảnh, chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng hoặc cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu.

Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe và các văn bản xác nhận phải được cấp còn giá trị sử dụng (chưa quá 06 tháng), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền. (Nếu chưa biết trình tự xin thủ tục thư pháp số 1, số 2 theo quy định pháp luật, bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài xin lý lịch tư pháp ở đâu? Thủ tục làm lý lịch tư pháp 2022 của Codon.vn).

thu tuc dang ky nuoi con nuoi trong nuoc 2

Chi tiết hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước theo quy định của pháp luật hiện hành

2.2. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi.

Nếu như người nhận nuôi phải tự lập hồ sơ, thì đối với người được giới thiệu làm con nuôi, người có trách nhiệm lập hồ sơ là cha mẹ đẻ/người giám hộ nếu người được giới thiệu sống tại gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng nếu trẻ em sống tại đó.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước bao gồm các loại giấy tờ được quy định tại Điều 18 Luật Nuôi con nuôi như sau:

(1) Giấy khai sinh.

(2) Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện cấp trở lên. (Việc khám sức khỏe được xem là hành động để các bác sĩ kiểm tra xem cá nhân được thăm khám có sở hữu dấu hiệu nào của tình trạng bệnh lý hay không? Thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm đọc trên wikipedia.org thông qua bài viết này).

(3) Ảnh chụp toàn thân, rõ mặt, nhìn thẳng (02 cái, tối đa 06 tháng).

(4) Giấy tờ chứng minh trẻ em không có cha mẹ trên thực tế hoặc còn nhưng cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự (có thể do bỏ rơi, cha mẹ chết,..). Ví dụ: Giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ.

(5) Quyết định tiếp nhận của cơ sở nuôi dưỡng.

3. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi trong nước

Theo hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 24/2019/NĐ-CP, Điều 1, Khoản 1, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi trong nước được trao cho UBND cấp xã, cụ thể:

- UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi nếu trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng.

- UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng nếu trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

- UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi trong các trường hợp còn lại.

4. Trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước.

Để đăng ký nuôi con nuôi trong nước, người nhận con nuôi phải thực hiện theo trình tự sau:

- Bước 1: Nộp hồ sơ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi theo hướng dẫn tại mục 2. tới UBND cấp xã có thẩm quyền.

- Bước 2: UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ và phải tiến hành xong việc lập ý kiến của đồng ý cho làm con nuôi của các cá nhân được quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người nhận con nuôi.

- Bước 3: Nếu cả hai bên đều đủ điều kiện theo quy định thì UBND tổ chức đăng ký và trao Giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ/người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng; sau đó ghi vào sổ hộ tịch tính từ ngày có ý kiến đồng ý ở bước 2 là 20 ngày.

Như vậy, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi khá đơn giản, người nhận nuôi con nuôi và người có trách nhiệm làm hồ sơ cho người được giới thiệu làm con nuôi chỉ cần chuẩn bị đầy đủ, chính xác giấy tờ, các hoạt động còn lại do UBND cấp xã xem xét, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận.

thu tuc dang ky nuoi con nuoi trong nuoc 3

Chi tiết thủ tục nhận con nuôi theo Luật nuôi con nuôi 2013

5. Đăng ký nuôi con nuôi trong nước mất bao lâu?

Đăng ký nuôi con nuôi tính từ ngày người nhận nuôi nộp đủ hồ sơ hợp lệ sẽ mất 30 ngày để UBND cấp xã giải quyết việc nuôi con nuôi. Đây là nội dung được quy định tại Khoản 2, Điều 19 Luật Nuôi con nuôi.

6. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước.

- Mức thu lệ phí đối với đăng ký nuôi con nuôi trong nước hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định 114/2016/NĐ-CP, Điều 6.

Mức thu: 400 nghìn đồng/trường hợp.

- Người nộp lệ phí: Người nhận nuôi.

- Trường hợp được miễn lệ phí:

+ Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng; cô, dì, chú, bác nhận cháu;

+ Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc các bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật;

+ Người có công với cách mạng.

Như vậy, Blog Codon.vn đã chia sẻ cho bạn thông tin về thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước. Thực tế, việc nuôi con nuôi trong nước là trường hợp được khuyến khích hơn so với nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Do chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật trong nước nên các cũng đơn giản hơn, thời gian giải quyết cũng nhanh chóng hơn.

Bài liên quan