Lập vi bằng là hoạt động được thực hiện theo một trình tự, thủ tục luật định thì mới làm phát sinh giá trị của vi bằng. Hiện nay, thủ tục lập vi bằng được quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục lập vi bằng thừa phát lại năm 2022
- Các văn bản pháp luật hiện hành không quy định về các trường hợp lập vi bằng. Thừa phát lại lập vi bằng khi:
+ Có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức và;
+ Không thuộc các trường hợp không được lập vi bằng được quy định tại Điều 37 Nghị định 08.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm và các trường hợp lập vi bằng theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP, độc giả có thể tìm hiểu thêm trong nội dung bài vi bằng là gì? mà Codon.vn chia sẻ trước đây
- Vi bằng được lập bởi Thừa phát lại và được lập tại Văn phòng thừa phát lại.
- Một số văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nội:
+ Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình.
+ Văn phòng Thừa phát lại Đông Dương.
+ Văn phòng Thừa phát lại Quận Hà Đông.
+ Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng.
Quy định về thẩm quyền lập vi bằng của các văn phòng Thừa phát lại
Trình tự lập vi bằng chủ yếu liên quan đến hoạt động của Thừa phát lại, dựa trên yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-Cp quy định về các bước làm hồ sơ lập vi bằng như sau:
- Căn cứ lập vi bằng: Văn bản thỏa thuận giữa người yêu cầu và Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng.
- Trách nhiệm của người yêu cầu:
+ Nếu có các thông tin, tài liệu liên quan đến lập vi bằng thì phải cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của chúng.
+ Ký/ điểm chỉ vào vi bằng.
- Trách nhiệm của Thừa phát lại:
+ Lập vi bằng (Soạn thảo nội dung vi bằng).
+ Giải thích giá trị pháp lý cho người yêu cầu.
+ Ký vào từng trang, đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại lên từng trang, ghi vào sổ vi bằng.
+ Gửi vi bằng cho người yêu cầu, lưu trữ vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại.
- Trách nhiệm đăng ký vi bằng của Văn phòng Thừa phát lại.
+ Nội dung đăng ký: Vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có).
+ Đơn vị tiếp nhận: Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở.
+ Thời hạn thực hiện: kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng là 03 ngày làm việc.
+ Hình thức gửi: Trực tiếp hoặc bưu điện.
+ Thời gian giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
+ Kết quả: Ghi vào sổ đăng ký vi bằng/duyệt nội dung cập nhật trên cơ sở dữ liệu về vi bằng.
Sau khi hoàn tất thủ tục lập vi bằng, tính pháp lý của vi bằng cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thông tin giải đáp vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ trong bài giá trị pháp lý của vi bằng, mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin.
Quy định về trình tự, thủ tục lập vi bằng theo quy đinh của Nghị định 08
- Vi bằng chỉ được lập bằng hình thức văn bản.
Ngôn ngữ thể hiện: Tiếng Việt.
- Nội dung vi bằng phải đảm bảo 06 nội dung chủ yếu được quy định tại Khoản 1, Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể:
+ Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ tên Thừa phát lại lập vi bằng.
+ Thời gian, địa điểm lập vi bằng.
+ Họ tên, địa chỉ người yêu cầu.
+ Nội dung sự kiện, hành vi yêu cầu lập vi bằng.
+ Lời cam đoan của Thừa phát lại.
+ Chữ ký của các chủ thể tham gia lập vi bằng, dấu của văn phòng Thừa phát lại.
Hiện nay, mẫu vi bằng được áp dụng thống nhất theo quy định của Bộ Tư pháp: Mẫu TP-TPL-N-05 ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP. (Thông tin tổng quan về Bộ Tư pháp đã được tổng hợp trên wikipedia.org. Nếu muốn có thêm thông tin về vai trò, chức năng của cơ quan nhà nước này, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm).
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc xác định chi phí lập vi bằng chỉ mang tính nguyên tắc và đưa ra các căn cứ để Văn phòng thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận, chính vì điều đó, để xác định một con số cụ thể để biểu thị cho chi phí lập vi bằng là rất khó.
- Chi phí lập vi bằng dựa theo công việc thực hiện, theo giờ làm việc và bao gồm cả chi phí phát sinh.
Như vậy, Blog Codon.vn đã cùng bạn tìm hiểu hồ sơ, trình tự thủ tục lập vi bằng năm 2022. Dễ thấy, việc lập vi bằng đòi hỏi ở người yêu cầu phải có trách nhiệm trong việc cung cấp các thông tin, tài liệu để đảm bảo cho quá trình lập vi bằng được diễn ra chính xác, nhanh chóng, hợp pháp, hiệu quả nhưng để vi bằng phát sinh hiệu lực thì vai trò của Thừa phát lại lại được đề cao hơn.