Lập vi bằng không phải là thủ tục bắt buộc trong các giao dịch nhưng lại được nhiều người lựa chọn bởi đó là cách để họ bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Thừa phát lại có thể lập vi bằng trong mọi trường hợp, trừ 09 trường hợp trong Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Cụ thể những trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng như sau.
Những trường hợp không được lập Vi bằng theo Nghị định 08
- Thừa phát lại được lập vi bằng khi:
+ Có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân và;
+ Không thuộc các trường hợp không được lập vi bằng.
→ Điều này dẫn đến các trường hợp lập vi bằng rất nhiều, đa dạng về sự kiện, hành vi.
Quy định về các trường hợp thừa phát lại được lập vi bằng
Theo quy định của Nghị định 08, vi bằng không thể thay thế hợp đồng, văn bản công chứng, chứng thực nhưng lại được tòa án sử dụng như một bằng chứng trong các cuộc tranh chấp dân sự. Để hiểu hơn về vi cách, đặc điểm và cách lập, bạn đọc có thể xem trong nội dung bài vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng mà Codon.vn chia sẻ trước đây.
Tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP liệt kê các trường hợp không được lập vi bằng như sau:
(1) Lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi liên quan đến lợi ích của bản thân, người thân thích.
- Trường hợp này nhằm đảm bảo nguyên tắc khách quan, chính xác trong quá trình lập vi bằng.
- Ví dụ: Lập vi bằng cho sự kiện vay tài sản giữa vợ và em họ của Thừa phát lại.
(2) Lập vi bằng vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Ví dụ: Thừa phát lại cố tình đi vào khu vực cấm không được cho phép để lập vi bằng.
(3) Lập vi bằng vi bằng vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Ví dụ: Lập vi bằng xác nhận thông tin đọc được trên email cá nhân của người khác khi chưa được người đó đồng ý.
(4) Lập vi bằng về các hoạt động thuộc phạm vi công chứng, chứng thực.
Ví dụ: Thừa phát lại lập vi bằng xác nhận bản sao đúng với bản chính.
(Để có thể hiểu rõ hơn về định nghĩa, đặc điểm, các bước tiến hành thủ tục công chứng tại Việt Nam, bạn đọc có thể tham khảo thông tin trên wikipedia.org qua nội dung bài viết này)
(5) Lập vi bằng để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu.
Ví dụ: Thừa phát lại lập vi xác nhận việc giao xe máy của bên bán A và bên mua B nhưng bên A không có giấy đăng ký xe.
(6) Lập vi bằng để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu.
Ví dụ: Lập vi bằng xác nhận việc vay tiền với mức lãi suất cao hơn 40%/năm.
(7) Lập vi bằng đối với các đối tượng đang thi hành công vụ:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc khối Quân đội.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc khối Công an.
Ví dụ: Lập vi bằng đối với hành vi hỏi cung của chiến sĩ công an trong giai đoạn điều tra.
(8) Lập vi bằng không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm đối với vi bằng mà mình đã lập, do đó, chỉ lập khi trực tiếp chứng kiến, không được nghe thuật lại từ người thứ ba, ngay cả thuật lại của thư ký nghiệp vụ.
Ví dụ: Lập vi bằng về việc lập di chúc thông qua lời kể của con người lập di chúc.
Trường hợp nào tổ chức thừa phát lại không được lập vi bằng?
- Vi bằng được lập trong trường hợp không được lập → không làm phát sinh giá trị pháp lý của vi bằng. (Để biết giá trị pháp lý của vi bằng đến đâu, có được pháp luật thừa nhận không, bạn đọc có thể xem trong nội dung bài Giá trị pháp lý của vi bằng)
- Bên cạnh đó, Thừa phát lại sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP mức xử phạt như sau:
+ Lập vi bằng không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến: Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 - 12 tháng.
+ Các hành vi còn lại: Phạt tiền từ 10 triệu - 15 triệu đồng (hình thức xử phạt chính); Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 - 09 tháng (hình thức xử phạt bổ sung).
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số tiền thu được từ hành vi vi phạm.
- Thừa phát lại phải nắm chắc được các trường hợp không được lập vi bằng, thời điểm thường phát hiện hành vi vi phạm là khi Văn phòng thừa phát lại đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp, sau đó Sở Tư pháp phát hiện vi phạm thì tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Quy định những trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng theo nghị định 08/2020 đã được Blog Codon.vn tổng hợp, chia sẻ. Các tổ chức Thừa phát lại phải cân nhắc, tìm hiểu rõ các thông tin, quy định pháp luật để quyết định có thực hiện yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hay không.