Giá trị pháp lý của vi bằng theo quy định Nghị định 61/2009/NĐ-CP

Giá trị pháp lý của vi bằng.

Mặc dù vi bằng được sử dụng rất phổ biến trong quá trình mua bán nhà ở, đất đai, tuy nhiên khi nhắc đến giá trị pháp lý của vi bằng nhiều người dường như vẫn còn sự nhầm lẫn so với các văn bản công chứng khác.

gia tri phap ly cua vi bang

Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không? Tìm hiểu giá trị pháp lý của việc lập vi bằng khi mua bán nhà ở, đất đai

Mục Lục bài viết:
1. Vi bằng có giá trị pháp lý không?
3. Vi bằng có thể thay thế giá trị hợp đồng có công chứng không?
4. Mẫu vi bằng mua bán đất mới nhất.

1. Vi bằng có giá trị pháp lý không?

- Bất kỳ các văn bản được tạo ra bởi chủ thể được pháp luật ghi nhận đều có giá trị pháp lý và vi bằng cũng không ngoại lệ.

- Vi bằng có giá trị pháp lý. Đây là điều có thể được minh chứng thông qua:

+ Quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng.

+ Trách nhiệm của của Thừa phát lại khi lập vi bằng về việc giải thích về giá trị pháp lý của vi bằng cho người yêu cầu được quy định tại Khoản 1, Điều 39 Nghị định 08.

gia tri phap ly cua vi bang 2

Quy định về giá trị pháp lý của vi bằng theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Để hiểu rõ hơn về khái niệm vi bằng và các trường hợp được lập vi bằng theo quy định của Nghị định 08, bạn đọc có thể tìm hiểu nội dung bài viết chia sẻ vi bằng là gì mà chúng tôi chia sẻ trước đây.

2. Giá trị pháp lý của vi bằng là gì?

Giá trị pháp lý của vi bằng theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08 thể hiện dưới 03 khía cạnh:

- Vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

+ Vi bằng và văn bản công chứng, chứng thực, hành chính khác là các văn bản độc lập, mỗi văn bản có giá trị pháp lý riêng phù hợp với nội dung văn bản được pháp luật công nhận.

+ Hơn nữa, Thừa phát lại không được lập vi bằng các hoạt động thuộc thẩm quyền của công chứng, chứng thực.

(Thông tin về khái niệm, đặc điểm công việc và điều kiện hành nghề thừa phát lại đã được tổng hợp chi tiết trên Cổng bách khoa toàn thư mở wikipedia.org, bạn đọc muốn tìm hiểu thêm thông tin có thể bấm tìm hiểu trong nội dung bài viết này).

+ Ví dụ: Vi bằng sẽ không thể thay thế được văn bản công chứng sao y từ bản chính.

- Vi bằng là nguồn chứng cứ (theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều 81 Luật tố tụng hành chính) để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, hành chính.

+ Ví dụ: Vi bằng xác nhận việc cho vay tài sản là nguồn chứng cứ để Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

- Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch giữa các chủ thể.

+ Ví dụ: Vi bằng xác nhận sự kiện giao nhận ô tô là căn cứ để các bên thực hiện giao dịch trên thực tế.

Lưu ý: Nếu vi bằng được lập trong trường hợp không được lập, quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì sẽ không phát sinh giá trị pháp lý nêu trên. Bạn đọc có thể xem thêm tại bài viết những trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng để có thêm thông tin về vấn đề này.

3. Vi bằng có thể thay thế giá trị hợp đồng có công chứng không?

- Hợp đồng có công chứng là văn bản công chứng theo giải thích tại Luật Công chứng 2014.

- Như đã phân tích ở mục 2, vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, tức là vi bằng không thể thay thế giá trị hợp đồng có công chứng.

- Hợp đồng có công chứng là yêu cầu bắt buộc trong một số giao dịch để làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, chẳng hạn như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô,...Nếu cố tình hoặc do hiểu lầm mà sử dụng vi bằng để thiết lập các giao dịch này thì cũng sẽ không có hiệu lực pháp lý.

gia tri phap ly cua vi bang 3

Công chứng vi bằng Thừa phát lại là gì? Vi bằng có được thay thế cho hợp đồng công chứng không?

4. Mẫu vi bằng mua bán đất mới nhất.

Lưu ý:

- Nếu đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng thì không được lập vi bằng liên quan đến việc mua bán.

- Trên từng trang vi bằng phải có chữ ký của Thừa phát lại, dấu của Văn phòng thừa phát lại.

Mẫu vi bằng được áp dụng thống nhất theo mẫu TP-TPL-N-05 ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.

TẢI MẪU VI BẰNG MUA BÁN ĐẤT TẠI ĐÂY

gia tri phap ly cua vi bang 4

Hướng dẫn:

- Việc lập vi bằng bắt buộc phải có ít nhất 02 chủ thể tham gia là Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng. Vì vậy, thông tin của hai chủ thể này phải được ghi nhận trong vi bằng.

- Ghi tên sự kiện, hành vi lập vi bằng và mô tả chính xác, khách quan về sự kiện, hành đó.

Ví dụ: Sự kiện giao nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất.

Toàn bộ thông tin về giá trị pháp lý của vi bằng đã được Blog Codon.vn tổng hợp và thông tin đến bán đọc. Nắm được quy định pháp luật về giá trị pháp lý của vi bằng mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho các giao dịch dân sự, hành chính được diễn ra thuận lợi và cũng là căn cứ để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả khi có tranh chấp phát sinh.

Bài liên quan