Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội 2022, Lệ phí, hồ sơ cần chuẩn bị

Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội

Hiện nay, việc đăng ký thường trú tại Hà Nội đã dễ dàng hơn rất nhiều bởi công dân không cần đáp ứng điều kiện về thời gian tạm trú như quy định cũ. Vậy thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội thực hiện thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

Thu tuc dang ky thuong tru tai Ha Noi

Tìm hiểu hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội online, offline

Mục lục bài viết:
1. Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội
2. Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội.
3. Lệ phí đăng ký thường trú tại Hà Nội.
4. Thời gian, lệ phí đăng ký tạm trú.

1. Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội

Công dân muốn đăng ký thường trú tại Hà Nội cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình tại Hà Nội (có nhà ở Hà Nội).

- Nếu không có nhà ở Hà Nội thì vẫn được đăng ký thường trú trong trường hợp sau nếu được chủ hộ hoặc chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý:

+ Về ở với chồng/vợ Hà Nội;

+ Bố mẹ về ở với con, con về ở với bố mẹ ở Hà Nội;

+ Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột;...

- Đăng ký thường trú tại nhà thuê, nhà trọ tại Hà Nội nếu:

+ Được chủ sở hữu chỗ ở đồng ý cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc đăng ký vào cùng gia đình họ;

+ Diện tích nhà ở tối thiểu đảm bảo quy định, không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

- Đăng ký thường trú tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở tại Hà Nội nếu thuộc trường hợp:

+ Người đăng ký thường trú được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở đó;

+ Người đại diện của cơ sở tôn giáo đăng ký thường trú;

+ Người được đại diện, quản lý cơ sở đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động cơ sở đó.

=> Trước đây, để có hộ khẩu tại Hà Nội, người dân cần tạm trú liên tục tại nội thành từ 03 năm trở lên, hoặc 01 năm trở lên nếu muốn có hộ khẩu ngoại thành.

Tuy nhiên, hiện nay Luật Cư trú 2020 đã bỏ quy định về thời gian tạm trú để được đăng ký thường trú tại Hà Nội. Việc đăng ký thường trú ở Hà Nội đã dễ dàng hơn rất nhiều.

dieu kien dang ky thuong tru tai ha noi

Tìm hiểu điều kiện, lệ phí đăng ký thường trú tại Hà Nội cập nhật mới nhất

Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội được xây dựng dựa trên quy định của Luật cư trú 2020, có hiệu lực từ ngày 01/07/2021. Nếu muốn tìm hiểu thêm về điều luật này, các em có thể tham khảo chi tiết điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú chi tiết trong bài viết dưới đây.

2. Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội

2.1. Hồ sơ đăng ký thường trú tại Hà Nội tại cơ quan công an

* Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

- Nếu có nhà ở hợp pháp tại Hà Nội, hồ sơ gồm:

+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 Thông tư 56/2021/TT-BCA).

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh nhà ở hợp pháp như Sổ đỏ, Sổ hồng.

- Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với bố mẹ tại Hà Nội, hồ sơ gồm:

+ Tờ khai theo mẫu CT01 Thông tư 56/2021/TT-BCA. Tờ khai ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ. Nếu đã có văn bản đồng ý riêng thì không phải ghi vào tờ khai

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh.

- Đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ tại Hà Nội, hồ sơ gồm:

+ Tờ khai CT01 Thông tư 56/2021/TT-BCA. Tờ khai ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.

+ Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản xác nhận về việc này (công chứng hoặc chứng thực).

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở (không thấp hơn 08 m2 sàn/người) để đăng ký thường trú.

* Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Công dân đăng ký thường trú tại Hà Nội thì nộp hồ sơ đến Công an quận/huyện nơi mình đăng ký thường trú.

* Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, công dân nộp lệ phí

- Công an quận/huyện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho công dân.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân sửa đổi, bổ sung.

- Người dân nộp lệ phí đăng ký thường trú tại Hà Nội.

* Bước 4: Trả kết quả

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, thông tin đăng ký thường trú của công dân được thẩm định và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

- Công an tiến hành thông báo về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú tại Hà Nội cho người dân.

- Trường hợp từ chối đăng ký thường trú tại Hà Nội thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cũng tương tự như vậy, nếu công dân đến tạm trú tại Hà Nội hoặc bất cứ một tỉnh thành nào khác thì đều phải làm thủ tục đăng ký tạm trú. Về Thủ tục đăng ký tạm trú mời bạn đọc theo dõi tại bài viết này để biết được thêm về trình tự đăng ký tạm trú. 

2.2. Cách đăng ký thường trú tại Hà Nội online

Việc đăng ký thường trú tại Hà Nội cũng có thể làm online như sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú

- Địa chỉ truy cập https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/

- Đăng nhập vào tài khoản đã có, nếu chưa có tài khoản thì tiến hành Đăng ký.

- Chọn Thường trú, chọn Đăng ký thường trú

Ho so dang ky thuong tru tai Ha Noi

Cổng dịch vụ công quốc gia là hệ thống thông tin do văn phòng Chính phủ xây dựng và quản lý, nơi mà người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin, biết được trình tự, tình hình giải quyết thủ tục hành chính của mình. Nếu chưa hiểu rõ về khái niệm, các đặc điểm đặc trưng của dịch vụ công, Codon.vn mời bạn tham khảo định nghĩa chi tiết trên wikipedia.org trong bài viết này.

Bước 2: Điền các thông tin đăng ký thường trú

Thu tuc dang ky thuong tru online tai ha noi

- Công dân lựa chọn Tỉnh/Thành phố: Thành phố Hà Nội, Quận/Huyện: Nơi mình muốn đăng ký thường trú, ví dụ như Quận Tây Hồ, chọn Phường/Xã.

- Chọn thủ tục hành chính Đăng ký thường trú. Nếu lập hộ mới thì tích vào ô Đăng ký lập hộ mới.

- Chọn Trường hợp.

- Công dân tiến hành điền các thông tin của người muốn đăng ký thường trú.

- Tải các file tờ khai cùng giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.

- Lựa chọn hình thức nhận thông báo kết quả giải quyết: Nhận kết quả qua cổng thông tin hoặc nhận trực tiếp tại trụ sở Công an.

- Chọn Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên => Ghi và gửi hồ sơ.

* Lưu ý:

- Những thông tin có dấu * là thông tin buộc phải có.

- Công dân có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu đã cung cấp khi được cơ quan công an yêu cầu để hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội.

Đăng ký thường trú là thủ tục bắt buộc đối với những công dân chuyển đến làm việc, sinh sống lâu dài tại một nơi khác. Nếu trong trường hợp công dân không thực hiện thủ tục này thì sẽ bị áp dụng các Mức phạt hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú mà pháp luật quy định. 

3. Lệ phí đăng ký thường trú tại Hà Nội

- Đăng ký thường trú tại quận: 15 nghìn đồng;

- Đăng ký thường trú tại huyện: 8 nghìn đồng.

Cụ thể, lệ phí đăng ký thường trú tại Hà Nội được quy định tại Nghị quyết 13/2021/NQ-HĐND ngày 8/12/2021:

cach Dang ky thuong tru tai Ha Noi online

4. Câu hỏi thường gặp về thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội

4.1. Thời gian giải quyết đăng ký thường trú tại Hà Nội là mấy ngày?

Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký thường trú căn cứ Điều 22 Luật Cư trú 2020.

4.2. Đăng ký thường trú tại Hà Nội có được cấp sổ hộ khẩu không?

- Câu trả lời là không.

- Hiện nay đã dừng việc cấp sổ hộ khẩu (bản giấy), thông tin hộ khẩu thường trú tại Hà Nội của công dân được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.

4.3. Trường hợp nào bị xóa hộ khẩu Hà Nội?

Theo Điều 24 Luật Cư trú 2020 thì những trường hợp sau đây bị xóa hộ khẩu Hà Nội:

- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú;

- Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú tại Hà Nội từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng;

- Bị cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

- Trường hợp đăng ký thường trú tại Hà Nội tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ và:

+ Đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới;

+ Đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.

- Đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Bán nhà cho người khác và chủ mới không cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc sau 12 tháng kể từ ngày bán mà chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

Trên đây là thông tin về thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội mới nhất mà Blog Codon.vn tổng hợp được. Người dân đang sinh sống, học tập tại thủ đô Hà Nội cần nắm được để chuẩn bị hồ sơ, hoàn tất việc đăng ký theo đúng quy định, tránh bị xử phạt do không biết, không hiểu đúng.

Nếu đủ điều kiện nhập khẩu vào Hà Nội để phục vụ cho nhu cầu sinh sống, học tập, công tác, bạn cần hoàn tất hồ sơ gửi lên cơ quan công an khu vực cư trú để được giải quyết. Nếu trong trường hợp công dân không thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú theo đúng quy định thì sẽ bị xử phạt. Về nội dung này, bạn đọc có thể theo dõi tại bài viết Các trường hợp không đăng ký thường trú, tạm trú sẽ bị xử phạt để biết được thêm thông tin. 

Bài liên quan