Để chắc chắn việc sử dụng một cá nhân có lý lịch "trong sạch", nhiều nhà tuyển dụng, đặc biệt là trong khối nhà nước yêu cầu cá nhân phải có Phiếu lý lịch tư pháp. Vậy xin lý lịch tư pháp ở đâu? Thủ tục làm lý lịch tư pháp 2022 thế nào? Thắc mắc của bạn đọc sẽ được Blog Codon.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hồ sơ, thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2, số 1 theo Luật lý lịch tư pháp 2009
Theo quy định tại Điều 7, Luật Lý lịch tư pháp 2009, có 03 nhóm chủ thể có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
- Cá nhân:
+ Công dân Việt Nam: có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nơi cư trú;
+ Người nước ngoài (không mang quốc tịch Việt Nam, đã/đang cư trú tại Việt Nam).
(Toàn bộ thông tin về quốc tịch của cá nhân đã được chia sẻ trên wikipedia.org, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem thêm)
- Cơ quan tiến hành tố tụng
+ Mục đích: Phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị; chính trị - xã hội.
+ Mục đích: Phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Lưu ý:
- Cá nhân chỉ được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình hoặc ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch số 1 của mình cho người khác; Không được ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu số 2.
- Các cơ quan, tổ chức chỉ được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đúng với mục đích.
Quy định về đối tượng được cấp lý lịch tư pháp mới nhất
Để xác định được địa điểm xin lý lịch tư pháp phải căn cứ vào đối tượng và tình hình cư trú của đối tượng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp, xác định thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia:
+ Địa chỉ: Số 9 Trần Vĩ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Trường hợp áp dụng: Công dân Việt Nam không xác định được nơi cư trú và người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Sở Tư pháp: Trường hợp áp dụng.
+ Công dân Việt Nam đang cư trú trong nước/nước ngoài.
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Lưu ý:
- Thủ tục làm lý lịch tư pháp dưới đây được thực hiện trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
- Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ được áp dụng khác nhau giữa cấp trung ương và cấp tỉnh. Tuy nhiên, xuất phát từ tính phổ biến trong đối tượng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, phần này chỉ tập trung vào thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam có xác định nơi cư trú.
- Nội dung dưới đây là thủ tục áp dụng chung. Để biết thêm chi tiết về thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1, độc giả xem chi tiết tại bài viết "Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1".
Tại Quyết định 1050/QĐ-BTP/2021 liệt kê các loại giấy tờ thuộc thành phần hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
+ Nếu là cá nhân yêu cầu: Mẫu số 03/2013/TT-LLTP theo Quyết định 1050.
+ Nếu là cá nhân được ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu 1 hoặc cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu 2: Mẫu 04/2013/TT-LLTP theo Quyết định 1050.
- Bản chụp CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn của người được cấp Phiếu. (Có bản chính để đối chiếu, nếu không thì phải là bản sao có công chứng, chứng thực).
- Văn bản ủy quyền có công chứng, chứng thực (nếu ủy quyền cho người khác yêu cầu cấp Phiếu 1, người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần).
- Xuất trình giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn/giảm phí (nếu có).
Xin lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì? Chi tiết hồ sơ cần chuẩn bị
Trên cơ sở hồ sơ đã chuẩn bị, cá nhân thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Tư Pháp.
+ Nơi thường trú hoặc;
+ Nơi tạm trú (nếu không có nơi thường trú).
Bước 2: Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, xử lý và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời hạn quy định.
Bước 3: Nhận kết quả tại trụ sở Sở Tư pháp (nơi nộp hồ sơ).
Cùng với việc xin cấp lý lịch tư pháp tại cơ quan tư pháp có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức cũng có thể xin cấp lý lịch online qua cổng dịch vụ cấp lý lịch tư pháp của Bộ tư pháp. Bạn đọc tham khảo thêm cách xin cấp online tại bài viết hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online để nắm được trình tự các bước thực hiện.
Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp được xác định theo quy định tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp, theo đó:
Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian tối đa 10 ngày.
Trường hợp đặc biệt: 15 ngày
+ Nếu người được cấp là công dân Việt Nam cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài.
+ Phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.
Nếu không thuộc trường hợp miễn giảm, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải nộp 200.000 đồng/lần/người.
Nội dung thắc mắc xin lý lịch tư pháp ở đâu? Thủ tục làm lý lịch tư pháp 2022 đã được Blog Codon.vn giải đáp. Nhìn chung, thủ tục làm lý lịch tư pháp không phức tạp, hơn nữa với việc áp dụng thủ tục làm online, công dân hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn cách thức phù hợp với mình để được cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhanh chóng.