Điều kiện nuôi con nuôi mới nhất theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010

Điều kiện nuôi con nuôi mới nhất

Nuôi con nuôi là một hình thức xác lập quan hệ cha, mẹ và con mà không dựa trên quan hệ huyết thống trực tiếp. Chính vì vậy, pháp luật đặt ra quy định về điều kiện nuôi con nuôi nhằm bảo vệ quyền cho trẻ em được sống, giáo dục trong môi trường gia đình tốt nhất.

dieu kien nuoi con nuoi moi nhat

Điều kiện nhận con nuôi, quy định pháp luật về việc nhận nuôi con nuôi mới nhất 2022

Mục Lục bài viết:
1. Nuôi con nuôi là gì?
2. Điều kiện nuôi con nuôi năm 2022.
2.1. Người được nhận làm con nuôi là ai?
2.2. Điều kiện nuôi con nuôi trong nước.
2.3. Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
2.4. Một người có được làm con nuôi của nhiều người không?
3. Thủ tục nhận con nuôi theo quy định mới nhất.

1. Nuôi con nuôi là gì?

Luật Nuôi con nuôi năm 2010, giải thích về nuôi con nuôi là "việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi."

Như vậy, trong mối quan hệ nuôi con nuôi tồn tại 02 bên chủ thể là "người nhận con nuôi" và "người được nhận làm con nuôi". Để quan hệ nuôi con nuôi được thiết lập thì cả hai bên đều phải đáp ứng được các điều kiện luật định và được cơ quan có thẩm quyền công nhận thông qua thủ tục đăng ký.

dieu kien nuoi con nuoi moi nhat 2

Nhận nuôi con nuôi là gì? Thế nào là con nuôi hợp pháp?

Bên cạnh việc nhận con nuôi, pháp luật còn quy định việc mang thai hộ để thỏa mãn các khát khao được nhận nuôi con của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Thông tin chi tiết, bạn có thể xem trong bài mang thai hộ là gì? Điều kiện mang thai hộ của chúng tôi.

2. Điều kiện nuôi con nuôi năm 2022.

2.1. Người được nhận làm con nuôi là ai?

Căn cứ vào Luật Nuôi con nuôi, Điều 8, người được nhận làm con nuôi phải đảm bảo điều kiện về "tuổi", cụ thể:

- Về nguyên tắc: Người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi.

- Trường hợp ngoại lệ: Người được nhận làm con nuôi là người từ đủ 16 tuổi → dưới 18 tuổi khi thuộc một trong 02 trường hợp:

+ Cha dượng, mẹ kế nhận nuôi.

+ Cô, cậu, dì, chú, bác, ruột nhận nuôi.

- Trường hợp khuyến khích nhận nuôi: Trẻ em mồ côi (cha mẹ đã chết), bị bỏ rơi (không xác định được cha mẹ đẻ) hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác.

Điều kiện về tuổi là điều kiện duy nhất đối với người được nhận làm con nuôi được nhà nước công nhận. Vì vậy, trong thực tế mặc dù có rất nhiều người nhận con nuôi nhưng không phải trường hợp nào cũng bảo đảm được yếu tố pháp lý, bởi người được nhận nuôi là người đã trên 16 tuổi hoặc trường hợp đặc biệt đã trên 18 tuổi.

* Lưu ý: Điều kiện về người được nhận làm con nuôi được xác định kể cả trong trường hợp nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

2.2. Điều kiện nuôi con nuôi trong nước.

Người nhận con nuôi trong nước phải là người đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi.

- Điều kiện cơ bản.

(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

(2) Hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi.

(3) Có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chổ ở bảo đảm cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

(4) Có tư cách đạo đức tốt.

- Trường hợp đặc biệt: Nếu người nhận con nuôi là cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng, cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu thì không cần đáp ứng điều kiện (2) và (3).

- Không thuộc vào một trong các trường hợp bị cấm:

+ Có quyết định của Tòa án và đang trong thời gian bị hạn chế một số quyền của cha,mẹ đối với con chưa thành niên.

+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

+ Đang chấp hành hình phạt tù.

+ Chưa được xóa án tích về một số tội liên quan đến xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, tư cách đạo đức,...

dieu kien nuoi con nuoi moi nhat 3

Điều kiện nhận nuôi con nuôi trong nước theo Luật Nuôi con nuôi 2010

- Đối với thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước, độc giả có thể xem thêm tại bài viết chia sẻ thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước của Codon.vn.

2.3. Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được xác định khi người nhận nuôi con nuôi hoặc người được nhận làm con nuôi có yếu tố nước ngoài:

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài (Ở nước cùng là thành viên với điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam).

+ Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

→ Đối tượng được nhận nuôi là trẻ em Việt Nam.

+ Người Việt Nam thường trú trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

- Ngoài việc đáp ứng điều kiện được nêu tại Mục 2.2, người nhận người Việt Nam làm con nuôi phải đáp ứng điều kiện theo pháp luật quốc gia nơi thường trú; còn người Việt Nam nhận người nước ngoài làm còn nuôi cũng phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật quốc gia nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

2.4. Một người có được làm con nuôi của nhiều người không?

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi: "Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng."

Như vậy, một người không được làm con nuôi của nhiều người.

Tương tự, nhiều người thắc mắc rằng: Liệu cặp đôi đồng tính có được nhận con nuôi không?

Hôn nhân giữa những người đồng tính chưa được thừa nhận ở nước ta, vì vậy, cặp đôi đồng tính không được xem là "vợ chồng". Cặp đôi đồng tính chỉ có thể nhận con nuôi khi một trong hai nhận con nuôi với tư cách là một người độc thân đáp ứng đủ điều kiện tại mục 2.2 hoặc 2.3.

(Để hiểu thêm về định nghĩa, quy định về hôn nhân đồng giới tại Việt Nam và các nước trên thế giới, thông tin tổng hợp trên wikipedia.org qua bài viết này sẽ hữu ích với bạn).

3. Thủ tục nhận con nuôi theo quy định mới nhất.

- Thủ tục nhận con nuôi trong nước và nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài là khác nhau. Nhưng nhìn chung, đó là thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để được công nhận và bảo vệ.

dieu kien nuoi con nuoi moi nhat 4

Chi tiết điều kiện, thủ tục nhận nuôi con nuôi chi tiết

Điều kiện nuôi con nuôi trong nước, có yếu tố nước ngoài đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Việc nuôi con nuôi là hoạt động cực kỳ ý nghĩa, là điều kiện để trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, được chăm sóc, nuôi dưỡng trong một gia đình hoàn thiện, các cặp vợ chồng hiếm muộn được có con để xây dựng một gia đình lâu dài, hạnh phúc. Vì thế, bạn đọc cần nắm vững Luật để việc nhận con nuôi được pháp luật công nhận.

Bài liên quan