Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện là hai loại BHXH gắn liền với người lao động. Vậy hai loại BHXH có điểm gì giống và khác nhau? Bài viết sau đây sẽ so sánh BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để NLĐ hiểu rõ hơn.
So sánh bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện
* Danh mục từ viết tắt:
- BHXH: Bảo hiểm xã hội
- NLĐ: Người lao động
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động
- DN: Doanh nghiệp
BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đều có mục đích bù đắp, thay thế một phần thu nhập cho NLĐ. Người tham gia có thể tiến hành tra cứu BHXH thông qua những thao tác đơn giản dể nhạn
* BHXH bắt buộc
- NLĐ là công dân Việt Nam:
+ Làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn, hợp đồng từ 01 - 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,...;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- NLĐ là công dân nước ngoài làm tại Việt Nam có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề.
- NSDLĐ: cơ quan, đơn vị nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, hợp tác xã,...có thuê mướn lao động theo HĐLĐ.
=> Chi tiết các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH được quy định chi tiết trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và nghị định 143/2018/NĐ-CP. Thông tin chi tiết về các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc năm 2022 đã được Codon.vn chia sẻ, mời bạn tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
* BHXH tự nguyện
Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời hạn dưới 03 tháng trước 01/01/2018; NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ 01/01/2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
- NLĐ giúp việc gia đình;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người nông dân, người lao động tự do;
- Những người tham gia khác.
So sánh BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện: Đối tượng tham gia
- BHXH bắt buộc có các chế độ sau: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
- BHXH tự nguyện chỉ có 02 chế độ sau: Hưu trí; Tử tuất.
=> Nhận thấy: người tham gia BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện đều có chế độ hưu trí và tử tuất. Về cơ bản, điều kiện hưởng 2 chế độ hưu trí, tử tuất là như nhau. Điểm cơ bản khác biệt là mức hưởng 2 chế độ bởi mức đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là khác nhau.
Lưu ý: Hưởng lương hưu (hưu trí) là một trong rất nhiều chế độ BHXH được người tham gia bảo hiểm quan tâm. Để giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo khái niệm hưu trí và các thông tin quan trọng trong bài viết này trên wikipedia.org.
* BHXH bắt buộc
- Trách nhiệm đóng BHXH: bản thân NLĐ và cả NSDLĐ.
- Mức đóng của NLĐ
+ NLĐ thông thường, cán bộ, công chức, viên chức: 8% tiền lương tháng;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: 8% Mức lương cơ sở;
+ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: 22% tiền lương tháng đóng BHXH hoặc 22% của 2 lần mức lương cơ sở (tùy trường hợp).
- Mức đóng của NSDLĐ
+ Đóng cho NLĐ thông thường: 17% tiền lương tháng;
+ Đóng cho cán bộ, công chức, viên chức: 17% tiền lương tháng;
+ Đóng cho hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an nhân dân: 22% tiền lương tháng;
+ Đóng cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: 14% mức lương cơ sở.
- Nhà nước không hỗ trợ mức đóng đối với trường hợp đóng BHXH bắt buộc.
Để biết chi tiết mức đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ, NSDLĐ và các ví dụ minh họa, bạn đọc có thể tham khảo bài viết mức đóng BHXH bắt buộc để có thêm thông tin.
* BHXH tự nguyện
- Trách nhiệm đóng BHXH: bản thân NLĐ.
- Mức đóng hàng tháng = 22% x Mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn
+ Mức thu nhập làm căn cứ đóng thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn;
+ Mức thu nhập làm căn cứ đóng tối đa = 20 lần mức lương cơ sở = 29.800.000 đồng/tháng.
- Nhà nước có hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện theo tỷ lệ % như sau:
+ 30% mức đóng hàng tháng: người tham gia thuộc hộ nghèo;
+ 25%: người tham gia thuộc hộ cận nghèo;
+ 10%: đối tượng khác.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người, tối đa không quá 10 năm (120 tháng).
Chuyển đóng bảo hiểm bắt buộc sang tự nguyện thì mức đóng bao nhiêu?
- BHXH bắt buộc
+ NLĐ: Đóng hàng tháng, NLĐ làm việc nước ngoài có thể đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần cho thời hạn trong hợp đồng.
+ NSDLĐ đóng hàng tháng.
- BHXH tự nguyện
Có nhiều phương thức đóng mà người tham gia được lựa chọn: đóng hàng tháng, đóng theo 3, 6, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm (tối đa là 5 năm), đóng 1 lần cho những năm còn thiếu.
Với rất nhiều quyền lợi mang lại cho người tham gia, BHXH tự nguyện được ví von như của để dành cho người lao động tự do. Nếu đã quyết định tham gia loại hình bảo hiểm này nhưng chưa biết cách mua, tham gia, bạn đọc có thể tìm hiểu bài mua BHXH tự nguyện ở đâu để có câu trả lời.
- Câu trả lời là không.
- Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người tham gia BHXH tự nguyện là người không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp bạn đi làm việc tại công ty thì thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, do đó không được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện.
- 40 tuổi vẫn được đóng BHXH tự nguyện nếu không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
- Pháp luật không giới hạn độ tuổi tối đa tham gia BHXH tự nguyện, chỉ giới hạn độ tuổi thấp nhất tham gia BHXH tự nguyện là từ đủ 15 tuổi trở lên.
Trên đây là những điểm khác nhau giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện mà chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn muốn thông tin đến bạn đọc. Đóng vai trò là người lao động, người làm các công việc tự do,bạn đọc có thể theo dõi, tham khảo để lựa chọn tham gia BHXH cho mình. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được thông tin về cách tính BHXH để biết mức hưởng chế độ thai sản, lương hưu, ốm đau,..., theo quy định.