Phân biệt văn bản công chứng và vi bằng theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Phân biệt văn bản công chứng và vi bằng

Văn bản công chứng và vi bằng là hai loại văn bản được sử dụng phổ biến trong các giao dịch về đất đai, nhà ở. Mỗi văn bản sẽ có các đặc điểm riêng, phù hợp với mục đích sử dụng trong từng trường hợp cụ thể. Sau đây là cách phân biệt văn bản công chứng và vi bằng.

phan biet van ban cong chung va vi bang

Vi bằng và văn bản công chứng có giống nhau không? Hướng dẫn cách so sánh vi bằng và văn bản công chứng

Mục Lục bài viết:
1. Vi bằng và văn bản công chứng có giống nhau không?
2. Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng.
2.1. Chủ thể thực hiện.
2.2. Nội dung thể hiện.
2.3. Giá trị pháp lý.
2.4. Mẫu văn bản.
2.5. Địa điểm lập văn bản.
3. Sự giống nhau giữa vi bằng và văn bản công chứng.

1. Vi bằng và văn bản công chứng có giống nhau không?

Vi bằng và văn bản công chứng không giống nhau. Điều này được minh chứng qua các khía cạnh sau:

- Vi bằng và văn bản công chứng được ghi nhận tại hai văn bản pháp luật khác nhau. Vi bằng được quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP và văn bản công chứng được quy định tại Luật Công chứng 2014.

- Tại khoản 2, Điều 36 Nghị định 08 quy định: Vi bằng không thay thế văn bản công chứng.

Như vậy, vi bằng và văn bản công chứng là hai văn bản độc lập, có giá trị pháp lý khác nhau và sử dụng trong các trường hợp khác nhau.

phan biet van ban cong chung va vi bang 2

Vi bằng, văn bản công chứng giống khác nhau, thế nào? So sánh vi bằng và văn bản công chứng

Để dễ dàng phân biệt vi bằng và văn bản công chứng, các hình thức đều được pháp luật thừa nhận. Chi tiết vấn đề này, nội dung bài vi bằng là gì của Codon.vn sẽ hữu ích cho bạn.

2. Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng.

2.1. Chủ thể thực hiện.

- Vi bằng được lập bởi Thừa phát lại - cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn, được nhà nước bổ nhiệm và làm việc trong các Văn phòng Thừa Phát lại.

- Văn bản công chứng do Công chứng viên chứng nhận - cá nhân đủ tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và làm việc trong các Văn phòng Công chứng.

Chú ý: Thực tế, văn phòng Thừa phát lại và các văn phòng công chứng là 2 tổ chức có cơ cấu, tổ chức và cách thức hoạt động khác nhau. Để biết cách phân biệt, bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin tổng quan về văn phòng công chứng qua nội dung bài viết này trên wikipedia.org.

2.2. Nội dung thể hiện.

- Vi bằng có nội dung ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

- Văn bản công chứng có nội dung chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp của bản dịch.

2.3. Giá trị pháp lý.

- Vi bằng không có giá trị áp dụng bắt buộc tức là không có giá trị thi hành.

- Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành với các bên trong hợp đồng, giao dịch.

Thông tin về thẩm quyền, giá trị pháp lý của vi bằng đã được quy định chi tiết tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Chi tiết, bạn đọc có thể xem tại bài viết giá trị pháp lý của vi bằng.

2.4. Mẫu văn bản.

- Vi bằng được áp dụng một mẫu thống nhất theo quy định tại Thông tư 05/2020/TT-BTP.

- Văn bản công chứng không có mẫu chung, các hợp đồng, giao dịch dân sự, bản dịch về hình thức đã có sự khác nhau, đồng thời mẫu lời chứng của công chứng viên cũng khác nhau tùy vào nội dung công thức theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BTP.

2.5. Địa điểm lập văn bản.

- Vi bằng được lập tại trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại hoặc nơi xảy ra sự kiện, hành vi cần lập văn bằng.

- Văn bản công chứng được lập tại trụ sở Văn phòng Công chứng, Phòng Công chứng, trừ trường hợp người yêu cầu già yếu, không thể đi lại, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án tù, người có lý do chính đáng không thể đến trụ sở theo quy định tại Điều 44 Luật công chứng.

phan biet van ban cong chung va vi bang 3

Hướng dẫn phân biệt văn bản công chứng và vi bằng

3. Sự giống nhau giữa vi bằng và văn bản công chứng.

- Về hình thức: Vi bằng và văn bản công chứng đều thể hiện dưới dạng văn bản.

- Căn cứ lập: Đều dựa trên yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong đó, người yêu cầu lập văn bản công chứng xuất phát từ quy định của pháp luật bắt buộc hoặc tự nguyện; người yêu cầu lập vi bằng là tự nguyện.

- Giá trị pháp lý: Đều có giá trị làm chứng cứ để tòa án giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, tính chắc chắn của văn bản công chứng cao hơn, cơ quan tố tụng sẽ không cần xác minh các tình tiết, sự kiện đã được nêu trong văn bản công chứng.

- Thời hạn lưu trữ văn bản công chứng và vi bằng tại Văn phòng: 20 năm.

Chi tiết cách phân biệt văn bản công chứng và vi bằng đã được Blog Codon.vn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Từ những sự phân tích trên, có thể thấy sự tồn tại của vi bằng và văn bản công chứng đều có các giá trị áp dụng khác nhau, không chồng chéo về giá trị pháp lý, đảm bảo bảo vệ được quyền và lợi ích cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia các giao dịch dân sự, hành chính, kinh tế, thương mại,...

Bài liên quan