Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng theo Luật công chứng 2014

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng (VPCC) là tổ chức hành nghề công chứng được tồn tại dưới loại hình công ty hợp danh. Do đó, vốn điều lệ mở văn phòng công chứng là nội dung không thể không nhắc tới khi nói về thành lập VPCC.

von dieu le mo van phong cong chung

Mở văn phòng công chứng cần bao nhiêu tiền? Tìm hiểu vốn thành lập văn phòng công chứng theo quy định pháp luật hiện hành

Mục Lục bài viết:
1. Quy định về mở văn phòng công chứng.
2. Văn phòng công chứng có vốn điều lệ không?
3. Quy định về vốn điều lệ mở văn phòng công chứng.

1. Quy định về mở văn phòng công chứng.

- Mở văn phòng công chứng thực chất là việc đề nghị thành lập và đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, đề nghị thành lập được thực hiện tại UBND cấp tỉnh và đăng ký hoạt động được thực hiện tại Sở Tư pháp.

- Mở văn phòng công chứng là hoạt động phức tạp. Tính phức tạp xuất phát từ các điều kiện về công chứng viên cũng như điều kiện thành lập văn phòng công chứng. Bạn đọc có thể bấm xem thêm tiêu chuẩn, điều kiện trở thành công chứng viên tại bài "Điều kiện thủ tục thành lập văn phòng công chứng".

von dieu le mo van phong cong chung 2

Quy định về điều kiện thành lập văn phòng công chứng theo Luật công chứng 2014

2. Văn phòng công chứng có vốn điều lệ không?

- Khi nói về điều kiện loại hình doanh nghiệp của văn phòng công chứng, tại Điều 22, Khoản 1, Luật Công chứng 2014 ghi nhận rằng: "Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh." (Để hiểu thêm về đặc điểm, tư cách pháp nhân, cách góp vốn của công ty hợp danh, bạn có thể bấm xem thêm qua bài viết này trên wikipedia.org)

Như vậy, chính vì là công ty hợp danh, nên văn phòng công chứng phải có vốn điều lệ.

- Dựa trên giải thích tại Luật Doanh nghiệp 2020, có thể hiểu vốn điều lệ của văn phòng công chứng là tổng giá trị tài sản do ít nhất 02 công chứng viên hợp danh góp hoặc cam kết góp khi thành lập VPCC.

- Văn phòng công chứng chỉ thành lập và hoạt động dựa trên vốn điều lệ đó mà không có phần vốn góp khác, bởi VPCC không được có thành viên góp vốn. Nếu muốn gia tăng vốn điều lệ thì phải có công chứng viên mới góp vốn/cam kết góp vốn hoặc tăng vốn góp của các công viên hợp danh.

- Các công chứng viên góp vốn điều lệ và thành lập VPCC là chủ sở hữu VPCC.

von dieu le mo van phong cong chung 3

Vốn mở Văn phòng công chứng bao nhiêu? Quy định vốn điều lệ trong văn phòng công chứng

3. Quy định về vốn điều lệ mở văn phòng công chứng.

- Mở văn phòng công chứng là hoạt động kinh doanh có điều kiện nhưng không có điều kiện về vốn điều lệ. Điều này có nghĩa là, khi đáp ứng các điều kiện mở văn phòng công chứng thì các công chứng viên hoàn toàn có quyền thành lập VPCC mà không cần phải đáp ứng số vốn điều lệ tối thiểu.

- Tuy nhiên, dù không có quy định về vốn điều lệ tối thiểu nhưng vốn điều lệ là điều không thể thiếu khi thành lập VPCC hay bất cứ doanh nghiệp nào, đây là căn cứ để xác định trách nhiệm tài sản về các nghĩa vụ của công ty.

Như vậy, Blog Codon.vn đã cùng bạn tìm hiểu vốn điều lệ mở văn phòng công chứng. Nhìn chung vốn mở văn phòng công chứng tồn tại như một yếu tố khách quan bên cạnh quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, với những ai mong muốn mở văn phòng công chứng thì việc chuẩn bị tiền, tài sản là điều kiện bắt buộc.

Bài liên quan