Bằng cấp, chứng chỉ của giáo viên là tài liệu, giấy tờ chứng minh tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Mỗi giáo viên ở các cấp học hay trong cùng một cấp học nhưng ở các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên khác nhau thì cần có những bằng cấp, chứng chỉ khác nhau. Để giúp độc giả dễ hình dung, Blog trên trang Codon.vn sẽ tổng hợp những bằng cấp, chứng chỉ giáo viên cần có.
Giáo viên có bắt buộc phải có bằng đại học không? Quy định về những loại bằng cấp giáo viên cần có
Thực hiện theo Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, tương ứng với các hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên mầm non phải có các văn bằng, chứng chỉ sau:
- Giáo viên mầm non hạng 3:
+ Tối thiểu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non.
+ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh hạng 3.
- Giáo viên mầm non hạng 2 và hạng 1:
+ Tối thiểu bằng đại học giáo dục mầm non/bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng đại học quản lý giáo dục.
+ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh tương ứng hạng 2 và hạng 1.
Các văn bằng, chứng chỉ mà giáo viên tiểu học cần có được quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng 3 và hạng 2:
+ Bằng đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc:
+ Bằng đại học chuyên ngành khác phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
+ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh hạng 3 và hạng 2 tương ứng.
- Giáo viên tiểu học hạng 1:
+ Tối thiểu bằng thạc sĩ ngành đào tạo giáo viên/chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy/quản lý giáo dục.
+ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh hạng 1.
Giáo viên cần có các loại chứng chỉ nào? Cập nhật quy định mới về bằng cấp đối với giáo viên
Tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT yêu cầu các văn bằng, chứng chỉ mà giáo viên cần có như sau:
- Giáo viên THCS hạng 3 và hạng 2:
+ Bằng đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc:
+ Bằng đại học chuyên ngành khác phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
+ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh hạng 3 và hạng 2 tương ứng.
- Giáo viên THCS hạng 1:
+ Tối thiểu bằng thạc sĩ ngành đào tạo giáo viên/chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy/quản lý giáo dục.
+ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh hạng 1.
Các văn bằng ,chứng chỉ mà giáo viên THPT cần có tương tự như đối với giáo viên THCS nhưng nó phải được cấp bởi các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ứng với trình độ giáo viên THPT.
Các văn bằng, chứng chỉ này được quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
Lưu ý:
- Trước đây, để trở thành giáo viên, cá nhân còn cần phải có thêm chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học tương ứng với vị trí và hạng chức danh nghề nghiệp. Nhưng hiện này, các chứng chỉ này không còn được sử dụng.
- So với Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục 2019 đã nâng trình độ chuẩn đào tạo đối với giáo viên ở các cấp giáo dục.
- Các văn bằng, chứng chỉ là yếu tố quyết định một người có trở thành giáo viên được hay không.
Bên cạnh tiêu chuẩn về trình độ, tức là phải có các văn bằng, chứng chỉ phù hợp, cá nhân còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức, năng lực. Để biết thêm về các tiêu chuẩn khác, độc giả tham khảo tại: Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THPT
- Giáo viên là chỉ những người thực hiện hoạt động giảng dạy tại trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Theo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019, thì giáo viên mầm non không bắt buộc phải có bằng đại học mà chỉ cần có bằng cao đẳng sư phạm. Xem thêm tại: Quy định về trình độ chuẩn giáo viên mầm non mới nhất
=> Tức là, bằng đại học chỉ bắt buộc đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Từ ngày 01/7/2020, giáo viên tiểu học phải đạt trình độ chuẩn là có bằng đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.
- Đối tượng được thực hiện nâng trình độ chuẩn đào tạo là người chưa có bằng đại học, đang có bằng trung cấp, tính từ ngày 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu là còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) và đang có bằng cao đẳng thì còn 07 năm (84 tháng) công tác.
Ví dụ: Giả sử bà Liên sinh tháng 9/1966 đang là giáo viên trường tiểu học X, đến tháng đến năm 2016 bà đủ 50 tuổi, theo tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường thì tháng 6/2022 bà X sẽ nghỉ hưu.
Như vậy, từ ngày 01/07/2020 → tháng 6/2022, bà Liên không còn đủ thời gian công tác nữa nên không cần phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo.
- Nói tóm lại việc trả lời cho câu hỏi giáo viên tiểu học đã 50 tuổi có cần học đại học không? phụ thuộc vào khoảng thời gian công tác còn lại của quá trình công tác cho đến khi nghỉ hưu, tuy nhiên, thông thường thì khi giáo viên tiểu học đã 50 tuổi thì không phải có bằng đại học nữa.
Việc bỏ đi chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã làm cho những bằng cấp, chứng chỉ giáo viên cần có cũng đơn giản hơn một phần, cá nhân chỉ cần tập trung đầu tư thời gian, trí tuệ cho đúng chuyên môn tương ứng với vị trí giáo viên mà mình mong muốn. Những bằng cấp, chứng chỉ giáo viên cần có là tài liệu chứng minh cho tiêu chuẩn về trình độ giáo viên các cấp hiện nay.