Hiện nay, xuất phát từ nhu cầu và những mục đích khác nhau mà việc nhập tịch ngày càng trở nên phổ biến. Việc nhập tịch và cách xác định quốc tịch của mỗi quốc gia là khác nhau và được điều chỉnh bởi những hệ thống pháp luật khác nhau. Vậy nhập tịch là gì? Cách xác định quốc tịch của Việt Nam được quy định như thế nào?
Nhập quốc tịch là gì? Căn cứ xác định quốc tịch cho cá nhân theo quy định của Luật quốc tịch mới nhất
Nhập tịch (nhập quốc tịch) được hiểu là việc một người nào đó sinh sống (cư trú) ở một quốc gia khác và đủ điều kiện để trở thành công dân của quốc gia đó. Mỗi một quốc gia sẽ có những điều kiện, những quy định khác nhau về vấn đề cho người khác nhập tịch vào quốc gia của mình. Do vậy, khi nhập tịch vào một quốc gia nào đó thì người có mong muốn nhập tịch phải tìm hiểu kỹ, tuân thủ và làm thủ tục nhập tịch theo pháp luật nước đó.
Ví dụ: để được nhập quốc tịch Việt Nam thì người nhập định phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 19 Luật quốc tịch 2008 như sau:
- Người đó có đủ năng lực hành vi dân sự theo pháp luật Việt Nam.
- Người đó phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của người Việt Nam.
- Người đó có khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt.
- Người đó có đủ điều kiện để đảm bảo cho cuộc sống tại Việt Nam.
- Người đó phải được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp thẻ thường trú tại Việt Nam.
Ngoài ra, đối với những đối tượng khác được nhập tịch Việt Nam sẽ được miễn một số điều kiện nếu thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật quy định.
=> Do đó, khi một người đáp ứng đủ những điều kiện này thì người đó hoàn toàn có thể nhập tịch Việt Nam và khi đó họ phải làm thủ tục nhập tịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quốc tịch là gì? Nhập quốc tịch Việt Nam là gì?
Sau khi xin nhập quốc tịch Việt Nam, công dân có quyền được làm hộ chiếu để xuất nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và thân nhân với các quốc gia khác trên thế giới. Nếu muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài viết làm hộ chiếu ở đâu? Bao lâu thì được lấy của chúng tôi.
Căn cứ Điều 4 Luật quốc tịch 2008 quy định về nguyên tắc xác định quốc tịch, theo đó: Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là Việt Nam (trừ những trường hợp có quy định khác).
Bên cạnh đó, tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 35, 37 Luật quốc tịch 2008 quy định về căn cứ xác định một người có quốc tịch Việt Nam đó là:
- Người đang có quốc tịch Việt Nam.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam.
- Người đã được nhập quốc tịch, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Người có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Trẻ em sinh ra trong/ngoài lãnh thổ Việt Nam được mang quốc tịch Việt Nam khi:
+ Sinh ra có cha, mẹ đều là công dân Việt Nam)
+ Sinh ra có cha/mẹ là công dân Việt Nam và người còn lại là người không quốc tịch hoặc mẹ là công dân Việt nam và không rõ cha là ai. (Để hiểu rõ hơn về định nghĩa người không quốc tịch, vô quốc tịch hay không quốc gia, bạn đọc có thể xem thêm tại Cổng thông tin wikipedia.org thông qua bài viết này).
+ Sinh ra có cha/mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là công dân nước ngoài và có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc cho con mang quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Nếu cha, mẹ không tự thỏa thuận được về quốc tịch cho con trong trường hợp này thì con mang quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là không quốc tịch hoặc có mẹ là người không quốc tịch, không rõ cha là ai và có nơi thường trú tại Việt Nam.
- Trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
- Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
- Con chưa thành niên sống cùng cha mẹ, khi có sự thay đổi về quốc tịch của cha mẹ (nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam) thì con cũng được thay đổi và mang quốc tịch Việt Nam (Điều 35 Luật quốc tịch 2008).
- Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ và mang quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi.
- Trẻ em là người nước ngoài được một người cha/mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài nhận nuôi thì sẽ được mang quốc tịch Việt Nam nếu có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 37 Luật quốc tịch 2008)
=> Như vậy, có thể thấy cách xác định quốc tịch Việt Nam thường được dựa trên lãnh thổ, huyết thống.... Đối với những quốc gia khác có thể sẽ có những cách xác định khác theo quy định của nước họ.
Căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam theo Luật quốc tịch 2014
Khi một người muốn nhập quốc tịch Việt Nam, trước hết cần đáp ứng những điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam, sau đó cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ được quy định tại Điều 20 Luật hộ tịch 2008 như sau:
(1) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Đối với người giám hộ/đại diện theo pháp luật làm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/người được đại diện: dùng mẫu đơn dưới đây:
(2) Bản khai lý lịch.
(3) Thẻ thường trú (bản sao)
(4) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người xin nhập quốc tịch được miễn một số điều kiện nêu trên thì phải chuẩn bị những giấy tờ chứng minh về việc được miễn như:
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (có vợ, chồng là công dân Việt Nam)
+ Giấy khai sinh, giấy tờ hợp lệ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (bản sao)
+ Giấy tờ chứng minh tương ứng thuộc trường hợp được miễn.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, cá nhân người nước ngoài, người không có quốc tịch có thể tham khảo bài viết: "Điều kiện, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất"
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tại Sở Tư pháp nơi cư trú.
Sau khi nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của người có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết, xem xét, xác minh. Quá trình này được diễn ra cho đến khi có kết quả kéo dài 115 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Người có yêu cầu xin nhập quốc tịch Việt Nam sẽ phải nộp lệ phí là: 03 triệu đồng/trường hợp (Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC)
Đối với những trường hợp thuộc Điều 5 Thông tư 281/2016/TT-BTC thì được miễn lệ phí khi nhập quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, Blog Codon.vn đã chia sẻ tương đối rõ về nhập tịch là gì? Cách xác định quốc tịch của Việt Nam. Đây cũng là một trong những điểm đáng lưu ý đối với những người có mong muốn xin nhập tịch Việt Nam. Đối với những trường hợp xin nhập quốc tịch ở những quốc gia khác thì cần phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó.