Văn bản quy phạm pháp luật có vai trò rất quan trọng bởi nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vậy cách xác định hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật hiện nay như thế nào?
Hiệu lực của văn bản pháp luật được xác định theo tiêu chí nào? Tìm hiểu cách xác định hiệu lực của văn bản hành chính, văn bản pháp luật mới nhất
* Danh mục từ viết tắt
- VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật.
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các loại hiệu lực của VBQPPL gồm: Hiệu lực về thời gian và hiệu lực về không gian.
* Hiệu lực về thời gian
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau. Chính vì vậy mà VBQPPL có hiệu lực về thời gian. Thông thường, một văn bản khi mới được ban hành sẽ được xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Ví dụ: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
* Hiệu lực về không gian
Điều 155 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định hiệu lực về không gian của văn bản như sau:
- VBQPPL của các cơ quan nhà nước ở trung ương: Có hiệu lực trong phạm vi cả nước; và áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp có quy định khác.
- VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó. Trong văn bản quy định cụ thể về nội dung này.
Các loại hiệu lực của văn bản pháp luật, chi tiết cách xác định hiệu lực theo thời gian, không gian của VBQPPL
Lưu ý: Theo quy định hiện hành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam bao gồm các văn bản Luật như Hiến pháp, Luật, Nghị quyết Quốc hội và các văn bản dưới Luật như Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định.... Chi tiết các hệ thống VBQPPL đã được wikipedia.org liệt kê trong bài viết này, bạn đọc có thể xem thêm để hiểu, có thêm thông tin.
Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định việc xác định hiệu lực của VBQPPL như sau:
(1) Xác định hiệu lực của VBQPPL khi ban hành
- Ngày có hiệu lực của văn bản được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó. Cụ thể ở điều luật về "hiệu lực thi hành".
- Dẫn chiếu đến khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 thì thời điểm có hiệu lực của VBQPPL như sau:
Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản được quy định tại văn bản đó:
+ Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương;
+ Không sớm hơn 10 ngày: VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Không sớm hơn 07 ngày: VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn => Có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
Nội dung này phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành, đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng và đăng công báo.
+ Đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương;
+ Đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Ví dụ, hiệu lực của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được xác định dựa vào Điều 172 Luật này.
"Điều 172. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.
..."
Các xác định hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP
Tương tự, phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP cũng về công tác văn thư cũng quy định cách ghi số hiệu văn bản hành chính đúng chuẩn pháp luật. Cá nhân làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức nhà nước,..., cần tham khảo để biết cách trình bày, ghi số hiệu văn bản theo đúng quy định.
(2) Xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực
Ví dụ: văn bản A là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản B là văn bản quy định chi tiết. Xác định hiệu lực của văn bản B như sau:
- A hết hiệu lực thì B hết lực.
- A chỉ hết hiệu lực một phần => B cũng hết hiệu lực đồng thời với những phần A hết hiệu lực.
- B quy định chi tiết nhiều văn bản A, A1, A2. Tuy nhiên chỉ có A hết lực thì nội dung của B sẽ hết hiệu lực đồng thời với A.
Nếu không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
Như vậy, Blog Codon.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu cách xác định hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật. Dễ thấy, ngay tại nội dung VBQPPL đã quy định cụ thể hiệu lực thi hành của văn bản đó. Cá nhân, tổ chức sử dụng văn bản có thể thông qua điều luật này để xác định hiệu lực của văn bản một cách chính xác.
Liên quan đến nội dung về văn bản quy phạm pháp luật, khi ban hành các văn bản này cần tuân thủ theo quy định về viết hoa. Luật viết hoa áp dụng các trường hợp nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết.