Đối với những hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp thì nhà ở xã hội luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong việc xác định nơi định cư. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội. Vậy nhà ở xã hội là gì? Làm sao để mua được nhà ở xã hội? Các thắc mắc của bạn đọc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Blog Codon.vn.
Nhà ở xã hội khác gì chung cư? Tìm hiểu điều kiện, đối tượng được mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở năm 2014
- Khái niệm về nhà ở xã hội, được ghi nhận tại Luật Nhà ở năm 2014, Điều 3, Khoản 7 là "nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở 2014".
Trong đó:
+ Có 10 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.
+ Các chính sách hỗ trợ về nhà ở bao gồm: Cho thuê, mua bán, tặng, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
+ Tương ứng với các đối tượng thì chính sách hỗ trợ về nhà ở cụ thể cũng có sự khác nhau.
+ Sự hỗ trợ thể hiện ở việc giới hạn đối tượng hưởng chính sách, giá bán, giá thuê nhà ở xã hội, hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng được chỉ định,...
- Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP có thể chia nhà ở xã hội thành 03 loại:
+ Nhà ở xã hội là nhà chung cư. Căn hộ phải có diện tích sử dụng từ 25 - 70m2.
+ Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng. Diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2.
+ Nhà ở xã hội riêng lẻ. Diện tích tiêu chuẩn tối thiểu được Bộ Xây dựng hướng dẫn cho các tỉnh nơi có nhà ở xã hội riêng lẻ.
Có nên mua chung cư nhà ở xã hội không? Tìm hiểu cách phân loại nhà ở xã hội 2022
Không phải mọi cá nhân đều có thể mua và sở hữu nhà ở xã hội, điều này cũng đã được thể hiện ngay trong khái niệm về nhà ở xã hội, đồng thời tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 liệt kê 9 đối tượng được mua nhà ở xã hội như sau:
(1) Người có công với cách mạng.
(2) Hộ gia đình nghèo/cận nghèo tại vùng nông thôn.
(3) Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
(4) Người có thu nhập thấp, hộ nghèo/cận nghèo ở đô thị.
(5) Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
(6) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
(7) Cán bộ, công chức, viên chức.
(8) Người trả lại nhà công vụ không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm pháp luật.
(9) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dở nhưng chưa được nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Trong các đối tượng kể trên, người có thu nhập thấp ở đô thị là đối tượng mua nhà ở phổ biến nhất, tuy nhiên, hiện nay pháp luật lại không có bất cứ quy định nào về xác định người có thu nhập thấp, mà sẽ do Sở Xây dựng với Cục thuế phối hợp xác minh.
Trả lời cho câu hỏi: Làm sao để mua được nhà ở xã hội, trước hết, cần nắm được các điều kiện để được mua nhà ở xã hội. Bởi khi thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhưng không đáp ứng đủ điều kiện thì không thể mua nhà ở xã hội.
Theo Luật Nhà ở xã hội, tại Điều 51, quy định về các điều kiện mua nhà ở xã hội như sau:
- Điều kiện khó khăn về nhà ở:
+ Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình;
+ Chưa được mua, thuê/thuê mua nhà ở xã hội;
+ Chưa được được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức;
+ Có nhà ở thuộc sở hữu nhưng diện tích bình quân đầu người trong hộ thấp hơn mức diện tích tối thiểu theo từng thời kỳ, từng khu vực.
- Điều kiện về nơi cư trú:
+ Có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
+ Nếu không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại nơi có nhà ở xã hội.
Thông tin về nơi cư trú (thường trú, tạm trú) của đối tượng được phép mua nhà ở xã hội đã được chia sẻ trên wikipedia.org, mời bạn đọc bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm.
- Điều kiện về nghĩa vụ thuế:
+ Các đối tượng (4), (5), (6), (7) thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên. Các đối tượng còn lại không cần phải đáp ứng điều kiện này.
Sinh viên có được mua nhà ở xã hội? Điều kiện để được mua nhà ở xã hội mới nhất
Để mua được nhà ở xã hội, cá nhân, hộ gia đình thực hiện theo thủ tục được quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Nghị định 49/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện được mua nhà ở xã hội.
- Đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở/Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. (Áp dụng chung cho các đối tượng).
Đối với các giấy tờ chứng minh đối tượng được mua, điều kiện thực trạng nhà ở, giấy tờ chứng minh về cư trú hoặc giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập đều mang tính cụ thể gắn liền với từng đối tượng.
- Giấy tờ chứng minh về đối tượng được mua nhà ở xã hội, chẳng hạn, đối với người có công với cách mạng thì cần có quyết định công nhận là người có công với cách mạng, huân/huy chương kháng chiến,....
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện thực trạng nhà ở: Xác nhận của UBND cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên đối với các đối tượng (1), (4), (5), (6), (7);...
- Giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú: Bản sao hộ khẩu (có chứng thực) hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng BHXH từ 01 năm trở lên nơi có nhà ở xã hội (nếu không có hộ khẩu).
- Giấy tờ chứng minh điều kiện thu nhập: Xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi cá nhân làm việc về mức thu nhập đối với các đối tượng (5), (6), (7);...
Lưu ý:
- Tham khảo tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP để biết rõ hơn về các loại giấy tờ.
- Các loại giấy tờ được liệt kê trên đây được thực hiện theo mẫu được ban hành tại Phụ lục I, Thông tư 09/2021/TT-BXD.
Bước 2: Đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (đối với dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc chủ hộ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng).
Bước 3: Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tiếp nhận hồ sơ và ghi Giấy biên nhận; sau đó thực hiện các công việc:
- Gửi danh sách đối tượng dự kiến cho Sở Xây dựng theo thứ tự ưu tiên nơi có nhà ở xã hội.
- Thông báo đến đối tượng mua nhà ở xã hội đến thỏa thuận và ký hợp đồng nếu sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách, Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi.
Lưu ý:
- Mỗi chủ thể có nhu cầu mua nhà ở xã hội chỉ nộp giấy tờ đăng ký tại một dự án.
- Bên mua phải thanh toán trực tiếp hoặc qua ngân hàng do chủ đầu tư và bên mua thỏa thuận.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục mua nhà ở xã hội năm 2022
Liên quan đến Luật nhà ở, điều 147, Khoản 2 cũng quy định về các trường hợp cá nhân, tổ chức được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tính dụng. Để hiểu, nắm bắt quy định pháp luật về vấn đề này, bạn đọc có thể xem thêm trong bài thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của chúng tôi.
Đối với các đối tượng đặc biệt đủ điều kiện mua nhà ở xã hội thì chung cư nhà ở xã hội là một sự lựa chọn khá thích hợp. Đánh giá về tính phù hợp dựa trên các yếu tố:
- Giá bán rẻ hơn so với các chung cư cao cấp.
- Diện tích, kiến trúc cơ bản đảm bảo được nhu cầu sinh sống và sinh hoạt gia đình, cá nhân.
- Các chung cư nhà ở xã hội ngày càng được xây dựng tích hợp khu vui chơi, trường học,...
- Thời gian thi công đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thường nhanh chóng.
Tuy nhiên, cần chú ý đến một số các điểm bất lợi như thường xa khu trung tâm, không thuận tiện việc đi lại, việc bán lại để tìm kiếm nguồn tiền khá khó khăn do phải đúng đối tượng,...
Công thức xác định giá bán nhà ở xã hội được quy định tại Điều 9 Thông tư 09/2021/TT-BXD, cụ thể:
Giá bán 1m2 sử dụng tại vị trí thứ i = [(Tổng vốn đầu tư xây dựng - Phần lợi nhuận từ bán phần diện tích nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được phân bổ + Lợi nhuận định mức tính cho dự án) : Tổng diện tích sử dụng nhà ở xã hội để bán cho dự án] x Hệ số điều chỉnh chỉnh giá bán đối với phần diện tích tại vị trí thứ i x (1 + Thuế GTGT).
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 50 Luật Nhà ở xã hội, sinh viên không được mua nhà ở xã hội mà chỉ được thuê nhà ở xã hội.
- Chỉ các đối tượng (1), (4), (5), (6), (7) mới được vay vốn.
- Tại Điểm đ, Khoản 10, Điều 1, Nghị định 49/2021/NĐ-CP xác định mức vay vốn tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua nhà.
- Thời hạn vay được thỏa thuận giữa người mua nhà và ngân hàng nhưng tối đa 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Sau khi hoàn tất thủ tục mua bán nhà xã hội và nhận nhà, nếu không có nhu cầu sử dụng, bạn có thể sang nhượng lại nhà cho người khác và nộp phí sang nhượng tại cơ quan công chứng. Việc sang tên sẽ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng nếu bạn nắm được hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị. Thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài công chứng mua bán nhà cần giấy tờ gì của Codon.vn.
Thông tin giải đáp thắc mắc nhà ở xã hội là gì? Làm sao để mua được nhà ở xã hội? đã được chúng tôi chia sẻ. Có thể thấy, nhà ở xã hội là chính sách quan tâm của nhà nước đối với các chủ thể đặc biệt. Vì vậy, để đảm bảo được quyền lợi của mình, các cá nhân, hộ gia đình nên chủ động nắm bắt quy định của pháp luật và theo dõi các thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng để biết các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.