Các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là loại hình chung cư nhà ở xã hội đang trở nên rất nóng tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là các đô thị lớn. Rất nhiều các thông tin về bán nhà ở xã hội được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Liên quan đến nội dung bán nhà ở xã hội, Blog Codon.vn có một số chia sẻ như sau.
Nhà ở xã hội có bán được không? Quy định về việc bán nhà ở xã hội
- Nhà ở xã hội theo giải thích tại Luật Nhà ở 2014 là "nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này". Để hiểu thêm về nhà ở xã hội, độc giả xem chi tiết tại bài viết Nhà ở xã hội là gì
- Bán nhà ở xã hội được hiểu là việc một bên có quyền, chuyển quyền sở hữu nhà ở xã hội cho cá nhân đáp ứng đủ điều kiện luật định.
- Hiện nay việc bán nhà ở xã hội được thực hiện bởi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội hoặc người mua được nhà ở xã hội bán lại nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, xét về đúng bản chất, thì việc bán nhà ở xã hội đứng ở góc độ của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội sẽ chính xác hơn, người mua được nhà ở xã hội chỉ là người bán lại.
Việc xác định các điều kiện bán nhà ở xã hội căn cứ vào các quy định hiện hành tại Luật Nhà ở 2014, Nghị định 100/2015/NĐ-CP như sau:
- Đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội:
+ Dự án đầu tư nhà ở xã hội phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tức là dự án đầu tư phải hợp pháp.
+ Các loại nhà phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, phải có thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn diện tích nhà ở xã hội.
+ Khu vực nhà ở để bán đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình xã hội theo quy hoạch chi tiết, hồ sơ thiết kế, tiến độ của dự án; nếu có thế chấp thì phải giải chấp trước khi bán, trừ trường hợp được bên mua và bên nhận thế chấp đồng ý.
+ Đã có thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, trừ nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư.
+ Nhà ở đang không có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về sở hữu; không bị kê biên thi hành án, chấp hành quyết định hành chính.
Một số dự án nhà ở xã hội 2022 tại Hà Nội độc giả quan tâm có thể tham khảo: Dự án Nhà ở xã hội CT3, CT4 Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh; Dự án Nhà ở xã hội CT - 08, Khu đô thị mới Thanh Lập- Đại Thịnh 2, Huyện Mê Linh.
- Đối với trường hợp bán lại nhà ở xã hội. Người mua được nhà ở xã hội được phép bán lại nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
+ Chỉ được bán lại sau thời hạn 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở theo hợp đồng đã ký bên bán.
+ Được bán lại trong thời hạn 05 năm, tính từ thời điểm trả hết tiền mua nhưng chỉ được bán lại cho Nhà nước/cho chủ đầu tư xây dựng dự án/đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Đối tượng được mua nhà ở xã hội đã được chúng tôi chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo.
+ Chỉ được bán sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất.
+ Nhà ở xã hội đang không có tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại về quyền sở hữu, không bị kê biên thi hành án hay chấp hành quyết định hành chính.
Sau khi mua nhà ở xã hội bao lâu sẽ được bán? Chi tiết điều kiện, thủ tục bán nhà ở xã hội mới nhất
Căn cứ vào Khoản 4, khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở xã hội trong 02 trường hợp:
- Trong thời hạn 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua:
+ Chỉ bán lại cho Nhà nước (nếu nhà ở xã hội Nhà nước đầu tư) hoặc;
+ Chỉ bán lại cho chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội (nếu nhà ở xã hội do chủ đầu tư xây dựng ngoài vốn nhà nước) hoặc;
+ Chỉ bán lại cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở.
- Sau thời hạn 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua: Được bán cho các đối tượng có nhu cầu.
Điều quan trọng, chỉ bán nhà ở nhà hội sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Việc mua bán nhà ở xã hội sau 5 năm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và cơ chế cũng thoáng hơn, đối với việc mua bán nhà ở xã hội trong 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua sẽ không được thực hiện dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ngoại lệ nêu trên.
- Với những người không thuộc đối tượng mua nhà ở xã hội, thì việc mua lại nhà ở xã hội chỉ được thực hiện sau thời hạn 05 năm, kể từ khi bên bán lại trả hết tiền mua nhà, việc cố tình mua nhà ở xã hội trong thời hạn 05 năm đó sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý bất lợi bởi hợp đồng mua bán không có giá trị pháp lý, bên mua lại hoàn toàn có thể mất trắng số tiền đã bỏ ra mà không được nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Sau thời hạn 05 năm đã nêu, thì việc nhà ở xã hội cũng là một sự lựa chọn nhưng phải kiểm tra đầy đủ các tình trạng pháp lý và tình trạng thực tế của căn nhà trước khi ký kết hợp đồng mua bán nhà ở xã hội.
Bán nhà ở xã hội là nội dung quan trọng mà cả người bán lẫn người mua cần hiểu rõ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình. Để biết thêm về thủ tục mua nhà ở xã hội, độc giả xem tại bài viết: Nhà ở xã hội: Đối tượng, điều kiện, thủ tục mua nhà ở xã hội.