Quyết định chấm dứt hợp đồng là văn bản ghi nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động vì một lý do nào đó. Về nội dung của mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động cũng như cách soạn thảo, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chuyên mục Biểu mẫu.
Mẫu Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2022 và cách viết
* Danh mục từ viết tắt:
- HĐLĐ: Hợp đồng lao động.
- NLĐ: Người lao động.
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.
- Mẫu quyết định chấm dứt HĐLĐ là văn bản do Giám đốc/Tổng Giám đốc công ty ban hành nhằm mục đích chấm dứt HĐLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc chấm dứt HĐLĐ như: do NLĐ bị kỷ luật, hoặc do hết hạn giao kết HĐLĐ, do NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ.....
- Dưới đây là mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động:
Ngoài ra, trong trường hợp người lao động muốn chuyển công tác trong quá trình làm việc thì có thể sử dụng mẫu đơn xin chuyển công tác
Khi soạn thảo mẫu quyết định chấm dứt HĐLĐ, cần phải làm rõ những vấn đề sau:
- Đảm bảo điền đầy đủ thông tin có trong mẫu quyết định
- Tại phần thông tin của người chấm dứt hợp đồng lao động: điền họ tên, vị trí làm việc
- Tại phần "lý do chấm dứt hợp đồng lao động": nêu rõ lý do, ví dụ: do hết thời hạn HĐLĐ, do bị kỷ luật, do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt HĐLĐ theo quyết định/bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Nêu rõ họ tên của những người có liên quan và có trách nhiệm thi hành quyết định chấm dứt HĐLĐ.
- Chữ ký xác nhận của người đưa ra quyết định (Giám đốc/Tổng Giám đốc)
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động và cách điền nội dung
Căn cứ Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định những trường hợp NLĐ có quyền được đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước với NSDLĐ là:
- TH1: Bên phía NSDLĐ không bố trí công việc, địa điểm làm việc, không đảm bảo điều kiện làm việc theo đúng thỏa thuận được nêu trong HĐLĐ đã ký kết (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)
- TH2: NLĐ không được trả đủ lương hoặc được trả lương nhưng không đúng thời hạn được ghi trong HĐLĐ (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ luật lao động 2019)
- TH3: NLĐ bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có những lời nói, hành vi tương tự để lăng mạ, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự hoặc bị cưỡng bức lao động.
- TH4: NLĐ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- TH5: NLĐ là lao động nữ đang mang thai và phải nghỉ việc theo quy định của pháp luật.
- TH6: NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
- TH7: NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định và điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
Đối với những trường hợp này sẽ sử dụng mẫu quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà sẽ đưa ra quyết định chấm dứt HĐLĐ phù hợp, ví dụ: đối với giáo viên sẽ ban hành mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng giáo viên; đối với viên chức khi chấm dứt HĐLĐ sẽ ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng đối với viên chức.....
Liên quan đến vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết quy định về chấm dứt Hợp đồng lao động
Đối với NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ và phải báo trước với NSDLĐ trong thời gian được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 như sau:
- Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: báo trước ít nhất 45 ngày.
- Đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 - 36 tháng: báo trước ít nhất 30 ngày.
- Đối với HĐLĐ xác định thời hạn dưới 12 tháng: báo trước ít nhất 03 ngày.
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và cách soạn thảo. Qua đây, hi vọng bạn đọc có thể ứng dụng được trong thực tiễn, quyết định này cũng chính là cơ sở để đảm bảo về quyền và lợi ích của người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ với công ty.
Để tìm hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, mời bạn đọc theo dõi tại bài viết mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động