Khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo đúng quy định của pháp luật, các bên vẫn được đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trái pháp luật, một trong các bên phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với bên còn lại. Nghĩa vụ bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn của người lao động, người sử dụng lao động được pháp luật quy định chi tiết như sau.
Chi tiết mức bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng của NLĐ, NSDLĐ
* Danh mục từ viết tắt
- NLD: Người lao động.
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.
- HĐLĐ: Hợp đồng lao động.
- HĐ: Hợp đồng.
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.
Bồi thường chấm dứt HĐ trước thời hạn là việc một trong các bên có nghĩa vụ bù đắp lại một khoản tiền tương ứng và các nghĩa vụ khác theo luật định khi đơn phương chấm dứt HĐ trước thời hạn trái với quy định của pháp luật (đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật).
- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là những trường hợp chấm dứt HĐLĐ nhưng không tuân theo những quy định của pháp luật về: thời gian báo trước, những trường hợp được phép/không được phép đơn phương chấm dứt.
- Chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong những trường hợp sau sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
+ Về phía NLĐ: NLĐ khi chấm dứt HĐ không đảm bảo về khoảng thời gian báo trước theo quy định của pháp luật.
+ Về phía NSDLĐ: NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật khi:
(1) NLĐ đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ điều trị, nghỉ ốm đau/tai nạn theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền; nghỉ việc riêng nhưng có sự đồng ý của NSDLĐ.
(2) NLĐ là lao động nữ đang trong thời gian mang thai.
(3) NLĐ đang trong thời gian nghỉ thai sản, nuôi con <12 tháng="">
(4) NSDLĐ không đảm bảo về thời gian báo trước cho NLĐ theo quy định của pháp luật.
=> Như vậy vấn đề bồi thường chấm dứt HĐ trước thời hạn được đặt ra trong quan hệ lao động là khi NLĐ/NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ thuộc một những trường hợp đã nêu ở trên.
Khi nào phải bồi thường phá vỡ hợp đồng? Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
Tương tự, Luật lao động 2019 cũng chỉ rõ các trường hợp NLĐ nghỉ việc không cần báo trước. Chi tiết vấn đề này, Codon.vn mời bạn tham khảo bài viết các trường hợp nghỉ việc không cần báo trước, không bị phạt mà chúng tôi chia sẻ trước đây.
Khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn theo quy định pháp luật sẽ phải có trách nhiệm bồi thường như sau:
- Bồi thường cho NSDLĐ số tiền bằng =1⁄2 tháng tiền lương theo HĐLĐ + số tiền tương ứng với những ngày không báo trước.
- Hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ (nếu có).
Chi phí đào tạo = các khoản chi có chứng từ hợp lệ (về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập...) + chi phí hỗ trợ cho người học (tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN) + chi phí đi lại, sinh hoạt (gửi đi đào tạo ở nước ngoài).
Trong trường hợp NLĐ nghỉ việc, đơn phương trước thời hạn và có báo trước theo quy định của pháp luật, NLĐ sẽ không phải bồi thường những khoản phí kể trên. Chi tiết thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã được Codonn chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo để áp dụng vào thực tế công việc.
Theo Điều 41 Bộ luật lao động 2019, NSDLĐ phải thực hiện những nghĩa vụ bồi thường như sau:
* Nếu NLĐ mong muốn tiếp tục làm việc:
1- Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo đúng HĐLĐ đã ký kết
2- Thực hiện các chế độ cho NLĐ: trả lương, đóng BHXH, BHYT, BHTN trong những ngày NLĐ không được làm việc.
3- Trả thêm cho NLĐ 1 khoản tiền ít nhất = 02 tháng tiền lương (theo HĐLĐ đã ký kết).
4- Các bên thỏa thuận với nhau để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ: nếu vị trí, công việc đã giao kết bàn giao cho người khác làm.
5- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
* Nếu NLĐ không muốn tiếp tục làm việc:
NSDLĐ phải trả các khoản tiền đã nêu ở trên + trợ cấp thôi việc cho NLĐ.
* NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý:
NSDLĐ phải trả các khoản tiền đã nên ở trên + trợ cấp thôi việc + tiền bồi thường cho NLĐ (do các bên tự thỏa thuận nhưng ít nhất = 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ).
Mức bồi thường khi công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Chú ý: Tại Việt Nam, tiền lương theo HĐLĐ được hiểu là giá cả sức lao động được thể hiện bằng sự thỏa thuận của NLĐ và NSDLĐ trong hợp đồng lao động. Để hiểu thêm về tiền lương, các giai đoạn phát triển tiền lương ở nước ta, bạn đọc có thể tham khảo thêm qua bài viết này trên wikipedia.org.
- Chị Trần Thị Hương là công nhân may cho một công ty xuất khẩu được 01 năm (tổng thời gian làm việc thực tế, không tính thời gian đóng BHTN), ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn với mức lương thỏa thuận là 8 triệu đồng/tháng, một tháng làm 26 ngày công. do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công ty cho toàn bộ nhân viên nghỉ để phòng chống dịch theo Chỉ thị của Nhà nước từ ngày 20/8/2021, thời gian quay trở lại làm việc công ty sẽ thông báo sau.
- Đến ngày 25/8/2021, phòng nhân sự có thông báo với chị Hương về việc công ty sẽ chấm dứt HĐLĐ với chị bắt đầu từ tháng 1/9/2021 với lý do công ty đưa ra là: chị Hương không phù hợp với công việc nữa.
- Chị có liên hệ với công ty để yêu cầu công ty giải trình cho mình về vấn đề này nhưng không được. Vậy trong trường hợp này, công ty chấm dứt HĐLĐ với chị Hương như vậy là có đúng pháp luật không? Và công ty sẽ phải có những trách nhiệm bồi thường như thế nào đối với chị Hương khi chị Hương không muốn quay trở lại làm việc tại công ty nữa?
Trả lời:
- Theo quy định của pháp luật, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong những trường hợp được quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2019.
=>Trong tình huống này, công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với chị Hương là không có căn cứ và không thuộc những trường hợp mà pháp luật quy định
=> Công ty đang đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với chị Hương.
- Theo quy định của pháp luật, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo cho NLĐ trong khoảng thời gian là:
+ Ít nhất 45 ngày: HĐLĐ không xác định thời hạn.
+ Ít nhất 30 ngày: HĐLĐ xác định thời hạn từ 12-36 tháng.
+ Ít nhất 03 ngày làm việc: HĐLĐ xác định thời hạn <12>
- Vì HĐLĐ chị Hương và công ty ký kết là HĐLĐ không xác định thời hạn nên theo đúng quy định của pháp luật, công ty phải báo trước ít nhất 45 ngày trước khi chấm dứt HĐLĐ với chị Hương.
- Từ ngày 1/9/2021 công ty chấm dứt HĐLĐ với chị Hương mà ngày 25/8/2021 công ty mới báo cho chị Hương biết => công ty chỉ báo trước cho chị Hương 07 ngày trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Do đó, công ty đang vi phạm về thời gian báo trước là 45 - 7 = 38 ngày.
- Theo như tình huống trên, chị Hương không có mong muốn được quay trở lại làm việc tại công ty, công ty phải có nghĩa vụ với chị Hương như sau:
+ Phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ với 38 ngày không báo trước = (8.000.000 : 26) x 38 = 11.692.000 đồng.
+ Chi trả trợ cấp thôi việc cho chị Hương: mỗi năm làm việc được trợ cấp = 1⁄2 tháng tiền lương.
Chị Hương làm việc được 1 năm => trợ cấp thôi việc nghiệp = 1⁄2 x 8.000.000 đồng x 1 = 4.000.000 đồng
+ Phải trả tiền lương, đóng BHXH, BHYT, BHTN trong những ngày chị Hương không được làm việc + khoản tiền ít nhất = 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ mà chị Hương đã ký kết với công ty = 2 x 8.000.00 đồng = 16.000.000 đồng
Như vậy, Blog Codon.vn đã chia sẻ thông tin về mức bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà NLĐ, NSDLĐ có trách nhiệm đền bù cho bên còn lại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Việc bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có vai trò vô cùng quan trọng trọng việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động.