Đối với người lao động có tham gia BHXH, khi ốm đau có giấy xác nhận của cơ sở y tế thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật. Vậy khi người lao động nghỉ ốm đau có được hưởng lương không?
Nghỉ ốm có được hưởng nguyên lương không? Tìm hiểu cách tính lương cho người lao động khi nghỉ ốm
* Danh mục từ viết tắt:
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- NLĐ: Người lao động.
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.
Căn cứ các Điều 112 Bộ luật lao động 2019, các trường hợp NLĐ nghỉ mà được hưởng lương gồm có:
- Nghỉ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
- Nghỉ Tết m lịch: 05 ngày;
- Nghỉ ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch)
- Nghỉ ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch)
- Nghỉ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
- Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
- Nghỉ khi NLĐ kết hôn (nghỉ 03 ngày)
- Nghỉ khi con đẻ, con nuôi kết hôn (nghỉ 01 ngày)
- Nghỉ khi cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết (nghỉ 03 ngày).
=> Có thể thấy, nghỉ ốm đau không thuộc trường hợp được nghỉ để hưởng nguyên lương. Nghỉ ốm đau hưởng BHXH, NLĐ sẽ được hưởng tiền chi trả từ phía BHXH về chế độ ốm đau và được hưởng chế độ BHYT theo mức hưởng BHYT mà pháp luật quy định, sẽ không được hưởng lương từ phía công ty.
Mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như thế nào? Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.
=> Nghỉ ốm đau trùng với nghỉ lễ, Tết thì NLĐ không được hưởng chế độ ốm đau mà chỉ được hưởng lương đối với ngày lễ, Tết theo quy định của pháp luật. Khi NLĐ nghỉ các ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật thì NLĐ sẽ được hưởng nguyên lương.
Ngoài ra, đối với chế độ ốm đau của quân nhân, bạn đọc có thể theo dõi tại chế độ ốm đau đối với dân quân tự vệ không tham gia BHYT để biết thêm chi tiết.
Tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: NLĐ nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH tháng đó => Thời gian này sẽ không được tính để hưởng BHXH.
=> Thời gian nghỉ ốm dưới 14 ngày làm việc trong tháng thì vẫn phải đóng BHXH trong tháng đó và được tính là thời gian tham gia BHXH. Nếu thời gian nghỉ ốm từ 14 ngày làm việc trở lên thì không được tính là thời gian tham gia BHXH.
Căn cứ Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm 2022 được quy định như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Thời gian nghỉ là: 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
+ Thời gian nghỉ là: 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ Thời gian nghỉ là: 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
- Làm nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm/đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
+ Thời gian nghỉ là: 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
+ Thời gian nghỉ là: 50 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ Thời gian nghỉ là: 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Qua chuyên mục Bảo hiểm bạn đọc sẽ có câu trả lời cho câu hỏi: "Nghỉ ốm đau có được hưởng lương hưu không?", đây cũng là một trong những điều mà NLĐ cần lưu ý để đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tránh những trường hợp không được hưởng trợ cấp.
Về nội dung này đã được đề cập tại các trường hợp không được hưởng trợ cấp ốm đau mời bạn đọc cùng tham khảo để nắm được rõ hơn.