Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực thi hành từ ngày 3/3/2021 đã bổ sung nhiều quy định mới so với Nghị định 59/2015/NĐ-CP trước đó. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức hoạt động đầu tư xây dựng cần lưu ý những nội dung sau đây.
Điểm mới của Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày 03/03/2021 của Chính phủ
* Danh mục từ viết tắt
- CCHN: Chứng chỉ hành nghề
Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Theo điểm b khoản 1 điều này, nếu không áp dụng hình thức Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực => Có thể áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.
Lưu ý: Quản lý xây dựng hay quản lý dự án xây dựng được hiểu là dịch vụ cung cấp các kỹ thuật chuyên môn để quản lý, giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế và thi công một dự án xây dựng, từ thời điểm bắt đầu cho đến khi hoàn tất. Để nắm rõ hơn về định nghĩa quản lý xây dựng và các bước thực hiện, bạn đọc có thể tham khảo thông tin trên cổng bách khoa toàn thư wikipedia.org qua nội dung bài viết này.
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 15. Đây là nội dung hoàn toàn mới so với Nghị định 59/2015/NĐ-CP trước đây.
Tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng trong 02 trường hợp cụ thể là:
- Trong thuyết minh thiết kế xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), phải có đánh giá về tính tương thích, đồng bộ và sự tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Ưu tiên sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi.
Nghị định 15/2021 quy định việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài
So với quy định cũ tại Nghị định 59 thì Nghị định 15 đã quy định cụ thể hơn rất nhiều về hồ sơ cấp giấy phép xây dựng cho các trường hợp cụ thể: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho trường hợp xây mới, nhà ở riêng lẻ, trường hợp sửa chữa cải tạo công trình, trường hợp di dời công trình,...
Bên cạnh việc quy định các công trình được cấp phép xây dựng theo quy định, Khoản 30, điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 cũng quy định các loại công trình được miễn giấy phép xây dựng. Cá nhân, chủ đầu tư cần nắm vững những thông tin trong bài viết này để theo dõi, kiểm tra các công trình mình xây dựng có được miễn giấy phép hay không và thực hiện cho đúng.
- Nghị định 15 đã có một điều luật quy định cụ thể về nội dung này (Điều 67), trong khi đó quy định cũ lại không có quy định cụ thể, làm việc áp dụng trên thực tế gặp nhiều khó khăn.
- Theo đó, với mỗi lĩnh vực cấp CCHN hoạt động xây dựng thì điều luật đề đến các chuyên môn phù hợp, giúp dễ dàng áp dụng, lựa chọn ngành học phù hợp để được cấp CCHN trên thực tế.
- Ví dụ chuyên môn phù hợp với CCHN thiết kế xây dựng như sau:
+ Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);
+ Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;
+ Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.
Thông tư hướng dẫn nghị định 15/2021/NĐ-CP về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng thay thế cho Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Trong đó có một số quy định hoàn toàn mới mà Nghị định cũ chưa quy định, cụ thể gồm có:
(1) Quy định về áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; tiêu chuẩn cơ sở; vật liệu và công nghệ mới trong hoạt động xây dựng (Điều 8).
(2) Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư (Điều 12).
(3) Hồ sơ, quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng (Điều 14, 15).
(4) Thẩm quyền, trình tự thực hiện thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ (Điều 16, 17).
(5) Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án (Điều 23).
(6) Nội dung về khảo sát xây dựng
- Trình tự thực hiện: Điều 25.
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng: Điều 26.
- Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng: Điều 27.
- Quản lý công tác khảo sát xây dựng: Điều 28.
- Nội dung báo cáo kết quả khảo sát: Điều 29.
- Phê duyệt báo cáo: Điều 30.
(7) Nội dung về thiết kế xây dựng
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng: Điều 32.
- Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng: Điều 33.
- Quản lý công tác thiết kế xây dựng: Điều 34.
(8) Nội dung về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở: Điều 35.
- Hồ sơ trình thẩm định: Điều 37.
- Quy trình thẩm định: Điều 38.
- Thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở: Điều 39.
- Phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở: Điều 40.
(9) Nội dung về giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xã hội
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới: Điều 43.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ: Điều 46.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình: Điều 47.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình: Điều 48.
- Các trường hợp miễn giấy phép xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động: Điều 49
- Giấy phép xây dựng có thời hạn: Điều 50.
- Điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng: Điều 51.
- Cấp lại giấy phép xây dựng: Điều 52.
- Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng công trình: Điều 53.
- Trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng: Điều 54.
- Công khai giấy phép xây dựng: Điều 55.
- Quản lý trật tự xây dựng: Điều 56.
(10) Về thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài
- Nguyên tắc quản lý các dự án: Điều 59.
- Lập, thẩm tra, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công: Điều 60.
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng: Điều 61.
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân
- Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng: Điều 67.
- Tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng: Điều 78.
(11) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực: Điều 85.
- Đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: Điều 89.
- Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng: Điều 96.
- Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: Điều 100.
- Thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: Điều 101.
Tương tự, ngày 26/01/2021, chính phủ cũng ban hành Nghị định 06/2021 về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng để thay thế cho Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Một số điểm nổi bật của Nghị định 06/2021/NĐ-CP đã được Codon.vn tổng hợp, mời bạn bấm vào link bài viết để tìm hiểu thêm.
Trên đây là một số nội dung cơ bản cùng với những nội dung mới được đề cập trong Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng mà Blog Codon.vn tổng hợp được. Mọi người cần nắm bắt các thông tin để thực hiện đúng quy định pháp luật.