Nghị định 06/2021 về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng của Chính phủ

Nghị định 06/2021 về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng

Nghị định 06/2021 về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2021, thay thế cho Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Trong đó có nhiều thay đổi, hướng dẫn cụ thể về các nội dung quản lý, bảo trì công trình xây dựng giúp việc áp dụng trên thực tế trở nên dễ dàng hơn.

nghi dinh 06 2021 ve quan ly chat luong bao tri cong trinh xay dung

Nội dung Nghị định 06/2021 về quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng ngày 26/01/2021 của Chính phủ

Mục Lục bài viết:
1. Không còn quy định về quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng.
2. Quy định cụ thể về quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ.
3. Công trình được phân loại theo công năng sử dụng.
4. Bổ sung quy định về nghiệm thu công việc xây dựng, nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công.
5. Thay đổi các công trình xây dựng phải được kiểm tra nghiệm thu.

1. Không còn quy định về quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng

- Trước đây, quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng được quy định tại Điều 14 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

- Tuy nhiên, sang đến Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì nội dung này không được quy định.

2. Quy định cụ thể về quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ

TẢI NGHỊ ĐỊNH 06/2021/NĐ-CP FILE WORD TẠI ĐÂY

- Việc quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ cũng được Nghị định 46 cũ quy định, tuy nhiên Nghị định 06/2021 lại quy định chi tiết hơn rất nhiều về nội dung này.

- Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định thêm về các vấn đề:

+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.

+ Cách thức, trách nhiệm quản lý thi công xây dựng.

+ Nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.

Nội dung này được quy định cụ thể sẽ giúp cho công tác quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ trên thực tế được thực hiện dễ dàng hơn.

nghi dinh 06 2021 ve quan ly chat luong bao tri cong trinh xay dung 2

Nghị định 06/2021 về quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ

Lưu ý: Liên quan đến xây dựng nhà ở riêng lẻ, Luật Xây dựng 2014, sửa đổi 2020 cũng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn và các vùng đô thị. Nếu đang có dự định xây dựng nhà ở, bạn đọc cần nắm được các thông tin này để thực hiện đúng theo quy định.

3. Công trình được phân loại theo công năng sử dụng

- Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, việc phân loại công trình dựa trên công năng sử dụng. Đây cũng là một điểm khác so với quy định cũ. Nghị định 46 cũ quy định phân loại công trình theo hướng liệt kê.

- Theo quy định mới, công trình được phân loại như sau:

+ Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng;

+ Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp;

+ Công trình cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật;

+ Công trình phục vụ giao thông vận tải;

+ Công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.

Theo quy định tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020, các loại công trình xây dựng như ông trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng khẩn cấp, công trình xây dựng tạm,..., có thể được khởi công xây dựng ngay mà không cần giấy phép. Để nắm được chi tiết các loại công trình được miễn giấy phép xây dựng, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm.

4. Bổ sung quy định về nghiệm thu công việc xây dựng, nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công

- Nghị định 46/2015/NĐ-CP không quy định cụ thể về nội dung nghiệm thu công việc xây dựng, nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công mà cần văn bản hướng dẫn mới thực hiện được.

Tuy nhiên, Nghị định 06/2021 về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng đã quy định cụ thể về những nội dung này giúp việc theo dõi, thực hiện trở nên dễ dàng hơn.

* Về nghiệm thu công việc xây dựng

Nghị định 06/2021/NĐ-CP đã bổ sung thêm các quy định như sau:

- Nội dung chủ yếu của biên bản nghiệm thu công việc xây dựng gồm:

+ Tên công việc được nghiệm thu;

+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

+ Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

+ Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);

+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

+ Phụ lục kèm theo (nếu có).

- Thành phần những người ký biên bản nghiệm thu. Cụ thể gồm có:

+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;

+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;

+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.

- Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC hay hợp đồng chìa khóa trao tay.

Lưu ý: Hợp đồng tổng thầu EPC hay hợp đồng chìa khóa trao tay được hiểu là loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu, chủ xây dựng thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng đến chạy thử, bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Chi tiết định nghĩa, đặc điểm của loại hợp đồng này đã được wikipedia.org tổng hợp qua bài viết này, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

nghi dinh 06 2021 ve quan ly chat luong bao tri cong trinh xay dung 3

Mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 06/2021

* Nhật ký thi công công trình xây dựng

- Phụ lục IIA ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về nhật ký thi công công trình xây dựng.

=> Trong đó giải thích cụ thể về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng công trình, hình thức và nội dung của nhật ký thi công.

- Thông tin chủ yếu của nội dung nhật ký thi công xây dựng gồm có:

+ Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;

+ Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);

+ Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);

+ Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.

* Bản vẽ hoàn công

Nội dung này được quy định tại Phụ lục IIB của Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Theo đó có quy định cụ thể về lập bản vẽ hoàn công như thế nào, và mẫu dấu bản vẽ hoàn công.

5. Thay đổi các công trình xây dựng phải được kiểm tra nghiệm thu

* Quy định mới

Theo Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì các công trình xây dựng sau phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng:

- Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII.

- Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công.

- Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng ngoài các công trình đã nêu.

* Quy định cũ

Trong khi đó, quy định cũ tại Điều 32 Nghị định 46 liệt kê các công trình phải được kiểm tra nghiệm thu gồm:

- Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định hàng năm.

- Công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách.

- Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định này ngoài các công trình đã nêu.

- Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường...

- Công trình đường dây, trạm biến áp có cấp điện áp từ 35KV trở xuống, công trình cấp IV sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư tự tổ chức nghiệm thu.

=> Như vậy, có thể thấy các công trình phải được kiểm tra nghiệm thu theo quy định mới đã thay đổi so với trước đây.

Như vậy Blog Codon.vn đã cùng bạn điểm qua các nội dung nổi bật của Nghị định 06/2021/NĐ-CP mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công, bảo trì công trình xây dựng cần chú ý để thực hiện đúng. Chc

Bài liên quan