Trước đây, khi pháp luật còn cho phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, bên cho vay có thể thuê những tổ chức kinh doanh dịch vụ này để thu hồi nợ. Tuy nhiên, từ 1/1/2021, dịch vụ đòi nợ thuê đã bị "khai tử", bên cho vay có thể sử dụng những cách đòi nợ đúng pháp luật nào?
Cho vay tiền có giấy tờ có đòi được không? Tìm hiểu cách siết nợ đúng luật theo Luật dân sự 2015
- Quan hệ giữa bên cho vay và bên vay là quan hệ dân sự, dựa trên sự thỏa thuận của các bên.
- Theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vay có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Trường hợp quá hạn thì bên vay còn phải trả lãi trên nợ gốc và lãi trên nợ gốc quá hạn.
=> Chính vì vậy, khi đòi nợ, bên cho vay phải tuân thủ các nguyên tắc sau, tránh trường hợp đòi nợ nhưng vi phạm các quy định khác của pháp luật:
- Chuẩn bị, thu thập đầy đủ các thông tin, giấy tờ về khoản vay để đảm bảo tính pháp lý cho việc cho vay: hợp đồng vay, giấy cho vay, giấy xác nhận vay nợ, sao kê chuyển khoản, tin nhắn, xác nhận của người làm chứng...
- Việc đòi nợ dựa trên cơ sở đã có sự thông báo, gửi văn bản/ hình thức thông báo khác đến bên đang nợ về nghĩa vụ phải trả nợ.
- Không thực hiện các hành vi sau:
+ Không đe dọa, khủng bố tinh thần, chửi bới xúc phạm con nợ.
+ Không bắt ép con nợ ký các giấy tờ như giấy xác nhận nợ, giấy thỏa thuận trả nợ.
+ Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như đánh đập, kéo đến nhà con nợ đập phá đồ đạc,...
+ Không bắt giữ trái phép con nợ hay người thân của họ để uy hiếp.
Luật dân sự về đòi nợ năm 2022
Chú ý: Các quy định pháp luật về đòi nợ được quy định chi tiết trong Luật Dân sự Việt Nam 2015. Đây là một ngành luật trong hệ thống luật pháp Việt Nam nhằm điều chỉnh các quan hệ về tài sản , hàng hóa giữa các cá nhân trên cơ sở bình đẳng, độc lập. Toàn bộ định nghĩa, lịch sử hình thành, phát triển của bộ luật này đã được tổng hợp trên wikipedia.org, mời bạn đọc tham khảo qua bài viết này.
Quan hệ cho vay là quan hệ dân sự nên bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết vấn đề bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
* Cách thực hiện
- Bên cho vay chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi nợ gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn khởi kiện.
Trong Đơn khởi kiện đòi nợ cần cung cấp các thông tin như: Tòa án giải quyết; thông tin cá nhân của bên cho vay và bên vay (họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên hệ,...); thông tin về khoản vay, thỏa thuận thời hạn trả; hành vi chưa trả nợ của bên vay; yêu cầu Tòa án.
+ Hợp đồng vay, giấy vay tiền, văn bản thỏa thuận về khoản vay, hay các tài liệu chứng minh khoản vay như thông tin chuyển khoản, tin nhắn, người làm chứng,... (nếu có).
+ Bản sao có công chứng, chứng thực CMND/CCCD của người khởi kiện.
+ Các giấy tờ tài liệu, chứng cứ khác nếu có.
- Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người vay tiền cư trú, làm việc.
- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí.
- Tòa án nhân dân căn cứ vào đơn khởi kiện sẽ tiến hành giải quyết yêu cầu của nguyên đơn.
Chú ý: Giấy vay nợ là loại giấy tờ bắt buộc phải có trong bất cứ giao dịch vay/cho vay nào để xác lập trách nhiệm pháp lý của mỗi bên. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, cách lập và viết các loại giấy này, bạn đọc có thể tham khảo Mẫu giấy vay tiền mà Codon.vn chia sẻ trước đây.
* Hiệu quả của việc khởi kiện ra Tòa án để đòi nợ
Dễ dàng nhận thấy: Cách khởi kiện đòi nợ này sẽ tốn khá nhiều thời gian vì Tòa án phải giải quyết theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
- Bên cho vay phải cung cấp được tài liệu, chứng cứ về việc cho vay một cách cụ thể, rõ ràng thì việc giải quyết mới nhanh chóng, dễ dàng.
- Tuy nhiên, khi sử dụng cách đòi nợ này lại đảm bảo "đúng luật", những phán quyết có hiệu lực của Tòa án sẽ có tính chất bắt buộc phải thực hiện đối với bên đang nợ.
Cập nhật luật cho vay tiền cá nhân, chia sẻ mẹo siết nợ đúng pháp luật
* Lưu ý về thời hiệu khởi kiện đòi nợ
Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện đòi nợ là 03 năm, kể từ ngày người cho vay biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Trong trường hợp bên vay tiền có dấu hiệu trốn nợ, dùng thủ đoạn gian dối cố tình lừa đảo chiếm đoạt số tiền/tài sản đã vay thì bên cho vay có thể "nhờ công an đòi nợ" - chính xác hơn là "tố giác tội phạm".
- Bên cho vay chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Đơn tố giác tội phạm. Trong đơn này chú ý nêu rõ hành vi, dấu hiệu tội phạm của bên vay. Đồng thời cung cấp thông tin của bên cho vay, bên vay; thông tin về khoản vay, thỏa thuận của các bên.
Chi tiết về mẫu đơn cần soạn thảo để tố cáo hành vi phạm tội của người khác với cơ quan công an đã được Codon.vn chia sẻ trước đây. Ban đọc vui lòng tham khảo Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để biết cách thực hiện.
+ Hợp đồng vay, giấy vay tiền hoặc các tài liệu, giấy tờ khác chứng minh về việc đã cho vay tiền.
+ Bản sao có công chứng, chứng thực CMND/CCCD của người tố giác.
- Nộp đơn tố giác đến Công an cấp quận/ huyện nơi người vay cư trú.
- Sau khi tiếp nhận được đơn tố giác, cơ quan công an sẽ kiểm tra và có thông báo thụ lý vụ án.
Lúc này, cơ quan công an sẽ có những biện pháp nghiệp vụ để điều tra, thu thập thêm thông tin về trường hợp cho vay tiền để có thể xử lý đúng quy định pháp luật.
Ngoài 2 cách đòi nợ cứng rắn, nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên thì bên cho vay có thể sử dụng những cách đòi nợ sau mà vẫn đảm bảo đúng pháp luật và có thể nhận lại được tiền cho vay:
- Tác động đến người thân, bạn bè của người vay tiền;
- Thông báo đến cơ quan, công ty nơi người vay tiền đang làm việc nhờ họ phối hợp yêu cầu người vay tiền trả nợ.
Như vậy, Blog Codon.vn đã chia sẻ cho bạn cách đòi nợ đúng pháp luật. Bạn đọc có thể tham khảo những thông tin này để đòi lại khoản tiền mình đã cho vay mà không vi phạm pháp luật hay bị kiện vì tội cưỡng đoạt tài sản. Đóng vai trò là người đi vay, bạn cũng cần tuân thủ nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, trường hợp chưa trả được thì có thể thỏa thuận với bên cho vay để có cách giải quyết phù hợp, tránh trường hợp chây lỳ, không trả.