Sau khi ký hợp đồng chính thức, nếu bạn muốn thay đổi, chỉnh sửa các nội dung, điều khoản trên hợp đồng thì bạn cần lập phụ lục hợp đồng và điều chỉnh, sửa đổi các thông tin theo thỏa thuận của hai bên. Phụ lục hợp đồng sẽ được ký kết và ban hành song song với hợp đồng chính thức và được pháp luật công nhận.
Vậy có phụ lục hợp đồng cần chứa những nội dung gì? Cách lập phụ lục hợp đồng kinh tế, dịch vụ, hợp đồng lao động thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài viết chia sẻ các mẫu phụ lục hợp đồng dưới đây.
Mẫu văn bản sửa đổi hợp đồng thuê nhà, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế mới nhất, hướng dẫn soạn thảo, lập phụ lục hợp đồng theo quy định của pháp luật
Phụ lục hợp đồng hay văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng (tên tiếng Anh Contract annex) là bất kỳ tài liệu nào được bổ sung vào hợp đồng chính thức để điều chỉnh một số điều khoản, điều kiện trong đó và vẫn giữ nguyên phần còn lại của hợp đồng. Các phụ lục hợp đồng được sử dụng để cập nhật lại hiệu quả của các điều khoản hoặc điều kiện của một trong nhiều các loại hợp đồng phổ biến như hợp đồng thuê nhà, hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ, gia hạn thời gian thanh toán,...
Nội dung của phụ lục hợp đồng thường chứa các định nghĩa, phần, điều khoản sửa đổi cần thiết của hợp đồng chính và các bên phải đồng ý ký tên vào đó.
Tham khảo định nghĩa chi tiết về phụ lục hợp đồng
Các mẫu phụ lục hợp đồng dưới đây có thể áp dụng với các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động hay hợp đồng xây dựng, thuê nhà,..., và có tính pháp lý tương tự như hợp đồng chính đã ký kết.
Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công ty bạn đang tìm kiếm mẫu văn bản thỏa thuận sửa đổi để điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng đã ký kết với chủ thầu xây dựng, chủ đầu tư? Dưới đây là một vài mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng mới nhất mà bạn có thể tham khảo, tải về và thay đổi thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đóng vai trò là nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động, khi có bất cứ sự thay đổi nào đối với người lao động, bạn cần thỏa thuận lại các điều khoản và lập, bổ sung vào bản phụ lục hợp đồng của mình. Tham khảo các mẫu phụ lục hợp đồng sau đây:
Với bất cứ sự điều chỉnh, thay đổi nào về giá thuê, hình thức, kỳ hạn thanh toán tiền nhà,..., bạn cần tham khảo các mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà dưới đây và bổ sung vào hợp đồng thuê nhà chính thức.
Bên cạnh gắn với hợp đồng thuê nhà, mẫu phụ lục hợp đồng có thể gắn với mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô.
Nếu tổ chức, công ty bạn đang cung cấp các dịch vụ du lịch, bảo hiểm,..., và muốn thay đổi một số thông tin trong hợp đồng, bạn có thể tải về các mẫu phụ lục hợp đồng dịch vụ sau đây và điều chỉnh lại thông tin.
Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, với tất cả các nhu cầu muốn thay đổi khối lượng, điều chỉnh giá hay gia hạn thời gian thanh toán hợp đồng, bạn có thể tham khảo mẫu phụ lục hợp đồng bổ sung khối lượng dưới đây.
Lưu ý: Căn cứ theo điều khoản trong hợp đồng, sau khi ký hợp đồng chính thức, các bên sẽ có nhiệm vụ thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng của mình, bao gồm cả việc thanh toán hợp đồng đúng kỳ hạn. Trong trường hợp một bên vi phạm điều khoản hợp đồng, thanh toán tiền không đúng hạn, bạn có thể lập giấy đề nghị thanh toán hoặc công văn đề nghị thanh toán để nhắc nhở, yêu cầu đối tác,. khách hàng thanh toán tiền nợ cho doanh nghiệp mình. Dưới đây là một số mẫu công văn đề nghị thanh toán cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực mà bạn có thể sử dụng.
Khi viết phụ lục hợp đồng, bạn cần tuân thủ một vài nguyên tắc, quy định như sau:
- Sử dụng chung một định dạng về phông chữ, căn lề và kiểu chữ được trình bày trong hợp đồng ban đầu.
- Phụ lục hợp đồng cần sử dụng hợp đồng ban đầu làm điều kiện tham chiếu về tên, ngày tháng, tiêu đề, nội dung,...
- Nêu chi tiết tên các điều khoản, thay đổi bên trong hợp đồng: Mô tả ngắn gọn, rõ ràng những thay đổi và làm rõ nghĩa bằng cách in đậm, in nghiêng những nội dung quan trọng.
- Cho biết ngày có hiệu lực của phụ lục hợp đồng, sử dụng cùng một định dạng ngày được sử dụng trong hợp đồng ban đầu.
- Chữ ký của các bên liên quan
- Dấu của bên công chứng phụ lục hợp đồng (nếu có)
Nguyên tắc ký phụ lục hợp đồng, cách lập phụ lục hợp đồng
* Những điều cần lưu ý khi lập phụ lục hợp đồng
- Về hình thức: Như đã đề cập ở trên, phụ lục hợp đồng là văn bản pháp lý đi kèm với hợp đồng chính thức. Vì thế, nếu hợp đồng đã được ban hành thành văn bản, được ký kết và công chứng, chứng thực thì phụ lục hợp đồng cũng phải tuân thủ các quy định trên.
- Về nội dung: Phụ lục hợp đồng cần được điều chỉnh, sửa đổi theo hợp đồng ban đầu và không vi phạm pháp luật cũng như trái với đạo đức xã hội.
- Các chủ thể ký kết phụ lục hợp đồng cũng cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thực hiện ký phụ lục hợp đồng trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc, khống chế,...
Lưu ý: Về cơ bản, các hợp đồng ký kết giữa các tổ chức, cá nhân đều được coi là hợp đồng dân sự, trong đó các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng đều phải tuân thủ các quy định của luật dân sự. Để hiểu hơn về Chế định hợp đồng (Luật dân sự Việt Nam), Codon.vn mời bạn tham khảo định nghĩa chi tiết trong nội dung bài viết này trên wikipedia.org.
Phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng ban đầu. Bạn có thể căn cứ vào những điều khoản sửa đổi trong phụ lục hợp đồng để đảm bảo giá trị thực hiện hợp đồng cho 2 bên đã ký kết.
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực pháp lý kể từ khi hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết chúng vào văn bản.
Pháp luật không quy định việc công chứng hay không công chứng hợp đồng và phụ lục hợp đồng. Tuy nhiên, nếu như hợp đồng ban đầu đã được công chứng thì khi ký phụ lục hợp đồng, bạn cũng cần xin công chứng (chứng thực) văn bản này.
Trên đây là chi tiết thông tin về các mẫu phụ lục hợp đồng lao động, kinh tế, dịch vụ thuê nhà, xây dựng,..., mới nhất do chuyên mục biểu mẫu tại trang Codon.vn tổng hợp được. Hãy nhanh chóng tải về các mẫu văn bản sửa đổi hợp đồng phù hợp và điều chỉnh lại các điều khoản trong hợp đồng mà công ty mình đã ký kết khi cần thiết bạn nhé!
Trước khi ký phụ lục hợp đồng, các bên liên quan cần thỏa thuận lại các điều khoản trong hợp đồng để đi đến thống nhất chung. Và để có đủ căn cứ, bằng chứng pháp luật trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền lợi, nghĩa vụ của hợp đồng, bạn cần lập biên bản thỏa thuận khi sự đồng thuận xảy ra. Dưới đây là chi tiết mẫu biên bản thỏa thuận chi tiết mà bạn có thể tham khảo, sử dụng.