Mua đất cần giấy tờ gì? Thủ tục, giấy tờ mua bán đất cần chuẩn bị

Mua đất cần giấy tờ gì?

Hiện nay nhu cầu chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày càng nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ việc mua đất cần giấy tờ gì? Đây là vấn đề quan trọng mà mọi người cần tìm hiểu trước khi mua đất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

mua dat can giay to gi

Vợ chồng mua đất cần giấy tờ gì? Cập nhật giấy tờ, thủ tục mua bán đất mới nhất

Mục Lục bài viết:
1. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi mua đất.
1.1. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
1.2. Hợp đồng đặt cọc.
1.3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
1.4. Giấy tờ tùy thân của các bên bán, bên mua đất.
1.5. Các giấy tờ khác.
2. Những vấn đề cần lưu ý khi mua bán đất.
2.1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
2.2. Đất mua bán xong phải phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai.
2.3. Thủ tục mua bán đất ở nông thôn thực hiện thế nào?

* Danh mục từ viết tắt

- CMND: Chứng minh nhân dân

- CCCD: Căn cước công dân

1. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi mua đất

1.1. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

- Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất là giấy tờ cần phải quan tâm khi tiến hành mua đất. Bởi lẽ khi có giấy tờ này mới xác định được thẩm quyền bán đất của bên bán cũng như thông tin, tình trạng thửa đất.

- Đó có thể là các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay thực tế còn được gọi là sổ đỏ, các giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất,...

Chú ý: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ, sổ hồng được hiểu là loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của người sử dụng. Quy định pháp luật về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ theo Luật đất đai Việt Nam đã được wikipedia.org tổng hợp chi tiết trong bài viết này, mời bạn đọc tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

1.2. Hợp đồng đặt cọc

- Pháp luật không bắt buộc các bên phải có hợp đồng đặt cọc khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc được sử dụng nhiều trên thực tế khi tiến hành mua đất.

=> Việc lập hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chính thức, tránh trường hợp bên bán đất hay bên mua đất thay đổi ý định.

- Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có thể đặt cọc bằng tiền hoặc tài sản có giá trị khác.

+ Khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được giao kết, thực hiện: Số tiền, tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

+ Trường hợp các bên từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán đất:

++ Bên đặt cọc (bên mua đất) không giao kết, thực hiện hợp đồng như thỏa thuận => Tiền đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (bên bán đất).

++ Nếu bên nhận đặt cọc (bên bán đất) không giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả lại cho bên đặt cọc (bên mua đất): Tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực.

mua dat can giay to gi 2

Đặt cọc mua đất cần giấy tờ gì?

Chi tiết mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mới nhất 2021 và các thông tin về cách viết, cách quy định các điều khoản ràng buộc về mức cọc và sự cam kết của các bên đã được Codon.vn tổng hợp, chia sẻ. Bạn đọc có thể tải về để sử dụng trong các tình huống giao dịch đất đai, bất động sản thực tế của mình.

1.3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

- Các bên có thế tiến hành công chứng hợp đồng tại Phòng Công chứng (của Nhà nước) hoặc Văn phòng công chứng (của tư nhân) trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi có đất.

- Hợp đồng này phải đảm bảo các thông tin cơ bản như:

+ Thông tin của bên mua, bên bán đất.

+ Thông tin về mảnh đất: Thửa đất số, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích thửa đất, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng và nguồn gốc sử dụng đất; các thông tin về tài sản gắn liền với đất (nếu có).

+ Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất và phương thức thanh toán.

+ Nghĩa vụ giao, đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Trách nhiệm nộp các khoản thuế, lệ phí.

+ Quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp.

+ Cam kết của các bên, hiệu lực hợp đồng.

- Lưu ý khi tiến hành công chứng hợp đồng thì bên bán, bên mua đất cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định, cụ thể:

Bên bán chuẩn bị:

+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

+ Giấy tờ tùy thân: CMND, CCCD, hộ chiếu còn thời hạn.

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

+ Sổ hộ khẩu.

+ Hợp đồng ủy quyền (nếu được người khác ủy quyền làm thủ tục bán đất).

Bên mua chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Giấy tờ tùy thân: CMND, CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

+ Sổ hộ khẩu.

- Việc thực hiện công chứng hợp đồng sẽ thực hiện theo quy định của Luật Công chứng.

1.4. Giấy tờ tùy thân của các bên bán, bên mua đất

- Đây là giấy tờ mà chắc chắn các bên phải chuẩn bị khi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm có:

+ CMND, CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

+ Giấy tờ xác nhận về tình trạng hôn nhân: Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Sổ hộ khẩu.

mua dat can giay to gi 3

Mua đất cần giấy tờ gì? Chi tiết thông tin của các bên

1.5. Các giấy tờ khác

Ngoài những giấy tờ nêu trên, tùy thuộc vào từng trường hợp mà các bên khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể cần thêm các giấy tờ như:

- Văn bản ủy quyền nếu bên có quyền sử dụng đất ủy quyền cho người khác thực hiện bán đất.

- Các giấy tờ nếu người mua đất vay tín chấp như xác nhận hợp đồng lao động, sao kê tài khoản ngân hàng, các giấy tờ chứng minh thu nhập,...

Tương tự, để hoàn tất hồ sơ, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật, bên bán đất cũng cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ khác nhau để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình với lô đất. Nếu cũng đang có dự định mua bán đất cát, bạn đọc có thể tham khảo bài viết bên bán đất cần những giấy tờ gì để nắm bắt nhiều thông tin hữu ích.

2. Những vấn đề cần lưu ý khi mua bán đất

2.1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì việc thực hiện bán đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đất có giấy chứng nhận, trừ trường hợp khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai.

+ Đất không có tranh chấp.

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

- Ngoài ra, bên mua đất cũng phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 191 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, bên mua đất không thuộc các trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

2.2. Đất mua bán xong phải phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai

Theo khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kể từ ngày công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất, các bên phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ.

mua dat can giay to gi 4

Công chứng mua bán đất cần giấy tờ gì? Thủ tục cần thực hiện sau khi giao dịch mua bán đất đai

Trình tự, thủ tục sang tên sổ đỏ, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết Thủ tục sang tên sổ đỏ để nắm được các bước cần thực hiện.

2.3. Thủ tục mua bán đất ở nông thôn thực hiện thế nào?

Thủ tục mua bán đất ở nông thôn hay thành phố đều thực hiện theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, quá trình thực hiện như sau:

- Các bên tiến hành đặt cọc: Công việc này không bắt buộc nhưng nên được thực hiện để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng mua bán đất.

- Công chứng hợp đồng mua bán đất.

- Thực hiện sang tên sổ đỏ.

Như vậy, Blog Codon.vn đã cùng bạn tìm hiểu thông tin trả lời cho câu hỏi Mua đất cần giấy tờ gì? Một lần nữa, chúng tôi xin nhấn mạnh, mua bán đất là giao dịch có giá trị lớn nên các bên trong giao dịch cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, tuân thủ đúng yêu cầu, điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định để đảm bảo quyền lợi của mình.

Bài liên quan