Đơn xin chuyển công tác là văn bản được sử dụng nhiều trong các cơ quan nhà nước để cán bộ công chức, người lao động tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, công ty trình bày nguyện vọng được thuyên chuyển công tác đến một vị trí mới, phù hợp hơn với năng lực và điều kiện sống. Vậy những lý do xin chuyển công tác là gì? Làm thế nào để trình bày đơn xin chuyển công tác dễ được duyệt chấp thuận? Đọc tiếp nội dung bài viết dưới đây tại chuyên mục Biểu mẫu của Codon.vn, bạn sẽ tìm được các những mẫu đơn xin chuyển công tác hay nhất, phù hợp nhất cho mình.
Mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác mới nhất, áp dụng cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực
Đơn xin luân chuyển công tác là văn bản được người lao động (chủ yếu là cán bộ viên chức, người làm việc trong các cơ quan nhà nước) gửi đến ban lãnh đạo để trình bày lý do, nguyện vọng xin được thuyên chuyển công tác đến vị trí mới. Dựa vào nội dung của đơn xin chuyển công tác, người quản lý đơn vị sẽ có thời gian chỉ đạo và đưa ra quyết định có chấp thuận yêu cầu xin chuyển công tác hay không và sắp xếp, điều động nhân sự thay thế.
Thông thường, nội dung của đơn xin chuyển công tác thường chứa các thông tin của cá nhân người viết đơn, vị trí, thời gian công tác, lý do muốn chuyển công tác,... Trong thực tế, loại đơn này ít được sử dụng tại các tổ chức, công ty tư nhân mà sử dụng nhiều tại các cơ quan thuộc khối nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp hoặc công ty có vốn nhà nước,...
Về mặt lợi ích, đơn xin chuyển công tác sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi thế để cân bằng công việc, cuộc sống cũng như đạt được được các kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai.
Đơn xin chuyển công tác tiếng Anh là gì? Tổng quan thông tin về đơn xin chuyển công tác
Theo quy định chung, cán bộ viên chức là những người làm việc, công tác trong các cơ quan hành chính thuộc khối nhà nước như quân đội, công an, tư pháp, giáo dục, y tế,....Để hiểu rõ hơn về các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, từ chính phủ, trung ương đến địa phương, Codon.vn mời bạn tham khảo định nghĩa chi tiết qua bài viết này trên wikipedia.org.
Dưới đây là các mẫu đơn xin luân chuyển công tác, phù hợp cho các cán bộ, công chức công tác trong ngành công an, quân đội, y tế, giáo dục và nhiều sở, ban ngành khác. Mời bạn đọc cùng tham khảo, tải về và áp dụng vào thực tế.
Công tác trong các bộ, ban ngành nhà nước, khi đã tìm được một vị trí công việc phù hợp trong cùng ngành, bạn có thể viết đơn để xin lãnh đạo ngành xem xét cho ý định xin thuyên chuyển công tác của mình. Hãy tham khảo, tải mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác của công chức dưới đây để nắm được nội dung, cách trình bày một lá đơn xin luân chuyển vị trí công tác lịch sự, chuyên nghiệp.
Đơn xin chuyển đơn vị công tác, đơn xin chuyển công tác ngành quân đội dưới đây được sử dụng để cán bộ quân nhân trình bày nguyện vọng xin thuyên chuyển công tác sang vị trí, đơn vị mới và gửi lên thủ trưởng đơn vị, cấp trên nhằm xin ý kiến chỉ đạo, điều động.
Soạn thảo đơn xin chuyển công tác chính là giải pháp để các thầy cô trình bày rõ ràng mục đích, lý do xin chuyển công tác của mình lên hiệu trưởng, phòng giáo dục cấp huyện/tỉnh và chờ duyệt. Dưới đây chính là mẫu đơn xin chuyển công tác ngành giáo dịc mới nhất mà bạn có thể tham khảo.
Công tác trong ngành công an, để có thể xin thuyên chuyển công tác từ vị trí này sang vị trí khác, bạn cần phải viết đơn xin luân chuyển công tác và gửi lên lãnh đạo đơn vị. Và đây là một mẫu đơn xin chuyển công tác công an hay, thuyết phục cho bạn.
Ngoài ra, các mẫu đơn xin chuyển công tác này cũng được áp dụng cho các cơ quan, ban ngành thuộc khối nhà nước như:
- Đơn xin chuyển công tác trong ngành điện lực
- Đơn xin chuyển công tác ngân hàng
- Đơn xin chuyển công tác viên chức
- Mẫu đơn xin chuyển công tác ngành y tế
Dựa trên lý do vị trí địa lý, bạn cũng có thể viết đơn xin chuyển công tác về gần nhà, đơn xin chuyển công tác trong tỉnh để trình bày nguyện vọng của mình. Bạn có thể download mẫu đơn xin chuyển công tác ở định dạng word này và chỉnh sửa cho phù hợp với mục đích của mình.
Cùng với đơn xin chuyển công tác, đơn xin nghỉ phép cũng là văn bản hành chính bắt buộc phải có khi cán bộ, công chức, người lao động muốn xin nghỉ phép ngắn ngày, dài ngày. Để có thể thiết kế và trình bày việc xin nghỉ một cách chuyên nghiệp, bạn cần tham khảo các mẫu đơn xin nghỉ phép phổ biến nhất dưới đây.
Xem xét lý do xin chuyển công tác và trình bày vào nội dung đơn là giải pháp mà bạn có thể sử dụng đẻ nhanh chóng được cấp trên duyệt đơn xin thuyên chuyển vị trí công tác của mình. Cụ thể như sau.
- Chuyển đổi vị trí sinh sống
Nếu gần đây bạn đã trải qua một sự thay đổi về chỗ ở, điều kiện sinh sống, bạn có thể cân nhắc và bổ sung nó vào đơn xin chuyển công tác của mình.
- Tìm kiếm sự phát triển bản thân, cải thiện cơ hội thăng tiến
Thuyên chuyển công tác sang vị trí mới thường mang đến nhiều cơ hội cho cán bộ viên chức. Vì thế, nếu cảm thấy vị trí công tác hiện tại không phù hợp với mong muốn phát triển cá nhân, bạn có thể làm đơn gửi lên lãnh đạo để xin chuyển đến vị trí mới, giúp bạn phát huy được toàn bộ năng lực và các kỹ năng của mình.
- Cân bằng công việc và cuộc sống
Ngoài ra, bạn cũng có thể xin chuyển công tác đến một vị trí mới để giảm tải công việc và có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, cải thiện sức khỏe của bản thân. Xét một cách thực tế, lý do này không chỉ giúp bạn thỏa mãn nguyện vọng cá nhân mà còn giúp tổ chức, cơ quan tìm được một nhân sự mới, phù hợp hơn với vị trí công việc mà bạn đang đảm nhiệm.
Khi nào nên viết đơn xin chuyển công tác? Các lý do phổ biến nhất
Khi đã xác định được lý do cho yêu cầu xin chuyển việc, bạn cần phải soạn thảo văn bản và gửi đến người quản lý cơ quan đang công tác của mình. Dưới đây là một số gợi ý về cấu trúc của đơn xin chuyển công tác cũng như như cách viết mà bạn cần tham khảo:
- Quốc ngữ, tiêu đề: Viết, trình bày theo mẫu đơn xin chuyển công tác ở trên
- Thông tin người viết đơn: Ghi rõ họ tên, chức vụ, nơi công tác, địa chỉ thường trú cá nhân
- Quá trình công tác của bản thân: Nêu khái quát công việc, thời gian vào ngành, hệ số lương, mã ngạch, quá trình công tác ở cơ quan, đơn vị hiện tại và thành tích đạt được nếu có.
- Lý do muốn chuyển việc: trình bày chi tiết, đầy đủ lý do bạn muốn thuyên chuyển công tác sang vị trí mới. Ngoài ra, ở phần này, bạn cũng có thể thêm vào lập trường, quan điểm của mình đối với vị trí mới này.
- Đơn vị muốn chuyển đến: Ghi rõ tên đơn vị muốn chuyển đến để đảm bảo quá trình công tác, làm việc. (Bạn cần có thể tham khảo các vị trí cần tuyển cán bộ, công chức phù hợp với năng lực chuyên môn trên website, thông tin nội bộ của ngành và điền thông tin vào vị trí này).
- Cam kết cá nhân và lời cảm ơn
- Chữ ký cá nhân
Sau khi viết, điền thông tin vào đơn xin chuyển công tác, bạn cần nộp đơn xin chuyển công tác lên lãnh đạo, thủ trưởng cơ ban, đơn vị để chờ ý kiến xét duyệt, chỉ đạo từ cấp trên. Cán bộ lãnh đạo tổ chức sẽ dựa trên các điều kiện, thủ tục điều động, thuyên chuyển cán bộ giữa các bộ phận, tổ chức để đưa ra quyết định cuối cùng cho bạn.
Cách viết đơn xin thuyên chuyển công tác, chia sẻ nghệ thuật, cách trình bày đơn xin chuyển công tác chuyên nghiệp, dễ được duyệt
Để có thể xin thuyên chuyển, luân chuyển công tác thành công, bạn cần phân tích tình hình nhân sự thực tế của cơ quan đang công tác, cơ quan muốn chuyển đến cũng như quy định, thủ tục xin chuyển công tác của ngành. Ngoài ra, bạn cũng không thể bỏ qua một số lời khuyên khi viết đơn xin chuyển công tác sau đây.
- Trình bày, thảo luận và xin lời khuyên từ người quản lý trực tiếp của bạn: Trước khi viết đơn xin chuyển công tác nộp lên cấp trên, bạn cần trao đổi với người quản lý trực tiếp và xin ý kiến của họ. Việc này sẽ giúp bạn thể hiện thái độ tôn trọng với cấp trên và dễ dàng quay lại vị trí công tác khi đơn xin chuyển công tác không được xét duyệt.
- Đảm bảo hiệu suất công việc và thái độ ở vị trí công tác hiện tại: Trong quá trình chờ xét duyệt đơn xin chuyển công tác, bạn cũng cần phải giữ thái độ đúng mực và hoàn thành tốt các công việc được giao. (Thông thường, trong quá trình xem xét đơn xin chuyển công tác, các cơ quan, tổ chức có thể sẽ từ chối đơn xin thuyên chuyển công tác của bạn. Vì thế, nếu trong thời gian này, bạn chểnh mảng hoặc tỏ thái độ không hài lòng với vị trí công việc hiện tại, rất có thể bạn sẽ bị kỷ luật, sa thải, miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm).
- Nếu đang muốn thuyên chuyển công tác đến cơ quan, vị trí mới, hãy tìm kiếm cơ hội để tương tác với những người đang làm việc tại cơ quan, tổ chức đó. Việc này sẽ giúp bạn xây dựng được nhiều mối quan hệ và các thông tin quý giá cho mình. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nên tỏ ra tự phụ, cao ngạo hoặc thể hiện thái độ đả kích, so sánh, phê phán đối với vị trí, công việc đang đảm nhiệm.
Chìa khóa trong cách viết đơn xin chuyển việc hiệu quả là bạn phải cân bằng được các kỹ năng, trình độ của mình với nhu cầu tuyển dụng thực tế của cơ quan, tổ chức. Hãy phát huy những góc độ mở của cá nhân và đưa ra lý do thuyết phục để sẵn sàng cho việc xin thuyên chuyển công tác của mình.
Trên đây là toàn bộ các mẫu đơn xin chuyển công tác, mẫu đơn xin luân chuyển công tác, chuyển nơi làm việc đến cơ quan, tổ chức hay chi nhánh mới mà Codon.vn tổng hợp, sưu tầm được. Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, giúp bạn tìm được thông tin cần thiết để tải về và áp dụng vào thực tế công việc của mình.
Sau khi đã nộp đơn xin chuyển công tác nhưng không được duyệt, bạn có thể tiếp tục làm việc ở vị trí cũ hoặc suy nghĩ đến việc xin thôi việc và tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn. Nếu chưa biết viết thủ tục, quy trình, cách viết đơn xin nghỉ thế nào thì những mẫu đơn xin nghỉ việc trong bài viết này sẽ mang đến rất nhiều thông tin hữu ích cho bạn.