Xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp với hiệu suất tối ưu giữa các cá nhân, bộ phận là điều mà bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Và nội quy công ty (hay quy định công ty) chính là một trong những cách đơn giản để doanh nghiệp định hình quy tắc làm việc và đi đúng quỹ đạo trong tương lai.
Dưới đây là một số mẫu nội quy công ty sản xuất, nội quy lao động mới nhất, giúp bộ phận nhân sự, lãnh đạo doanh nghiệp tải về, chỉnh sửa và xây dựng quy định phù hợp cho công ty mình.
Mẫu nội quy cơ quan, chia sẻ danh sách các mẫu quy định công ty mới nhất và cách viết
Nội quy công ty là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong đó chứa các điều khoản quy định chi tiết về hành vi, thái độ của người lao động trong quá trình làm việc.
Thông thường, các công ty có quy mô từ 10 lao động trở lên cần xây dựng nội quy công ty và đăng ký với sở lao động tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Nội quy công ty cần chứa các quy tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Đây cũng là tài liệu pháp lý quan trọng được sử dụng khi có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ lao động xảy ra.
* Nội dung cần có trong bảng nội quy công ty
Mặc dù khác nhau về loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên, nội quy công ty của các tổ chức, công ty thường gồm các nội dung chính như sau:
- Quy định về tác phong, trang phục, đạo đức của nhân tại nơi làm việc
- Quy tắc về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, cách xin nghỉ phép, nghỉ việc,...
- Quy định về sức khỏe, an toàn lao động khi làm việc
- Quy tắc về sử dụng, bảo vệ tài sản công ty, bí mật kinh doanh, công nghệ,...
- Các hành vi vi phạm nội quy cơ quan và hình thức xử lý khi người lao động vi phạm.
Lưu ý: Nghỉ việc là việc người lao động vì nhiều lý do khách quan, chủ quan nên không thể tiếp tục làm việc tại công ty. Là lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cần bổ sung quy định xin nghỉ việc, mẫu đơn xin nghỉ việc vào nội quy công ty để chủ động quản lý và có phương án thay thế khi có sự biến động nhân sự xảy ra.
Nội quy công ty là gì? Các thông tin cần có trong bảng nội quy công ty
* Tại sao phải xây dựng nội quy công ty?
Việc xây dựng nội quy công ty mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể:
- Thiết lập môi trường làm việc tích cực, giúp công ty hoạt động một cách thống nhất, có nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, điều hành công việc của ban lãnh đạo.
- Chuẩn hóa hành vi, quy tắc ứng xử của từng thành viên, giúp người lao động làm việc tập trung, năng suất.
- Ngoài ra, nội quy công ty cũng giúp bảo vệ nhân viên khỏi các rắc rối có thể xảy ra tại nơi làm việc như: bị hạ nhục, mạt sát bằng lời nói, thể chất, sức khỏe,...
Như đã đề cập ở trên, hiện nay, pháp luật không có mẫu quy định của công ty chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Nội quy, quy định công ty sẽ được ban lãnh đạo của từng cơ quan xây dựng dựa trên các quy định của luật lao động cũng như các đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Dưới đây là chi tiết các mẫu nội quy công ty sản xuất, mẫu nội quy lao động chung nhất mà bạn có thể tham khảo, tải về.
Để xây dựng quy tắc, quy định lao động cho công ty mình, bạn có thể tải về và chỉnh sửa bộ mẫu nội quy cơ quan chuẩn dưới đây.
Tải, Download mẫu nội quy công ty 2021 ngắn gọn, đầy đủ nhất
Nếu đang tham gia vào thị trường cung ứng với vai trò là công ty sản xuất, bạn cần tham khảo các mẫu quy định của công ty sản xuất dưới đây để định hình bộ quy tắc, quy định hành vi, thái độ làm việc cho nhân viên trong công ty của mình.
Mẫu nội quy lao động, nội quy công ty sản xuất
Chi tiết các mẫu quy tắc, nội quy công ty xây dựng chi tiết, đầy đủ để bạn tải về.
Download bảng quy định công ty thương mại
Chú ý: Nội quy công ty thường được được đề cập chi tiết trong hợp đồng lao động của cơ quan, tổ chức. Để có thể hiểu rõ hơn về các loại hợp đồng và các điều khoản liên quan, bạn đọc có thể tham khảo định nghĩa chi tiết về hợp đồng lao động trên wikipedia.org trong nội dung bài viết này.
Các chính sách, quy tắc trong nội quy công ty là xương sống của bất cứ công ty nào. Tuy nhiên, việc xây dựng bảng nội quy công ty hoàn chỉnh không hề đơn giản, cần cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số mẹo, phương pháp viết nội quy công ty hay nhất mà bạn có thể tham khảo, áp dụng:
- Phần tiêu đề: Ghi rõ thông tin về tên công ty, quết định số, tên tiêu đề (thường là nội quy công ty)
- Phần giới thiệu tài liệu pháp luật: Nêu chi tiết các quy định pháp luật để hình thành bảng nội quy công ty
- Phần nội dung: Nêu chi tiết các quy tắc ứng xử trong việc giao tiếp, làm việc hàng ngày tạo công ty và các biện pháp xử phạt trong từng trường hợp vi phạm.
Tại đây, bạn cần chú ý đến việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến ngành, công việc và giải thích cho tiết cho người lao động, tránh các hiểu nhầm và tranh cãi sau này.
- Thời gian có hiệu lực của nội quy công ty
- Chữ ký và dấu của lãnh đạo
* Mẹo viết nội quy công ty nhanh, chuẩn quy định của pháp luật
Để có thể nhanh chóng tạo được bảng nội quy công ty cho tổ chức, doanh nghiệp mình, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Tải mẫu quy định công ty, mẫu nội quy lao động chuẩn và sử dụng
- Ưu tiên các vấn đề chính cần xây dựng trong bảng nội quy công ty: Tạo một bản danh sách các chính sách chính cần thực hiện và sửa đổi chúng theo thứ tự quan trọng, ưu tiên đối với tính chất công việc của công ty
- Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng: Hãy xem xét tổng thể quy trình làm việc trong công ty bạn và xây dựng khung sườn các vấn đề mà công ty cần nhân viên tuân thủ để thúc đẩy quá trình làm việc.
- Xây dựng bản thảo nội quy công ty cơ bản và xin ý kiến của lãnh đạo và quản lý các bộ phận. Ngoài ra, việc nhận phản hồi từ chính những người lao động đang làm việc tại công ty cũng là cách hay mà bạn muốn sử dụng để sửa đổi bản thảo của mình.
- Xem xét các quy định pháp luật về nội quy công ty.
- Gửi bản nội quy công ty hoàn chỉnh lên ban lãnh đạo và chờ phê duyệt.
Chia sẻ mẹo, phương pháp viết nội quy công ty, nội quy lao động chuẩn
Theo quy định, các công ty sử dụng từ 10 lao động trở lên cần căn cứ nội quy công ty với sở lao động cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Để có thể đăng ký nội quy công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động đã điền sẵn thông tin theo yêu cầu và có dấu, chữ ký của người đại diện pháp luật của công ty.
- Bảng nội quy công ty chi tiết
- Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động cần nộp hồ sơ đăng ký nội quy công ty cho cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và chờ phên duyệt. Kể từ 07 ngày làm việc, cơ quan nhận hồ sơ sẽ đưa ra quyết định chấp thuận hoặc đưa ra thông báo hướng dẫn về những điều cần chỉnh sửa trong nội quy công ty và yêu cầu người sử dụng lao động đăng ký lại.
Việc thông báo nội quy công ty với người lao động là việc làm bắt buộc. Việc này cũng giúp người sử dụng lao động có nhiều lợi thế khi việc tranh chấp trong quá lao động xảy ra. Nếu không thực hiện đúng nội quy công ty, người lao động có thể phải dùng đến mẫu bản tường trình sự việc, và chịu các hình thức xử lý mà nội quy đã nêu rõ.
Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký.
Khi bạn đã viết các chính sách và thủ tục mới của mình, bạn cần tạo một kế hoạch để đảm bảo tuân thủ. Đây là một vài cách mà bạn có thể làm điều đó.
- Thông báo các chính sách mới trong nội quy công ty và bổ sung nó vào hợp đồng lao động
- Tổ chức kế hoạch đào tạo
- Thiết lập chu kỳ đánh giá nội quy công ty và sửa đổi.
Trên đây, chuyên mục Biểu mẫu của Codon.vn đã chia sẻ cho bạn các mẫu nội quy công ty, cách viết, xây dựng nội quy công ty chuẩn quy định pháp luật. Hãy tham khảo những mẫu nội quy lao động, mẫu quy định công ty này và xây dựng văn hóa làm việc tích cực, hiệu quả cao cho tổ chức, doanh nghiệp mình bạn nhé!
Là người lao động trong các tổ chức, công ty, bạn cần tuân thủ tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực lao động trong công ty, bao gồm cả việc viết đơn xin nghỉ phép khi có việc đột xuất, đau ốm, không đủ sức khỏe để làm việc. Sau đây là các mẫu đơn xin nghỉ phép tạm thời, nghỉ việc không lương,..., mới nhất mà bạn có thể tham khảo, sử dụng.