Hiến pháp 2013 và những nội dung cơ bản nhất

Hiến pháp 2013 và những nội dung cơ bản nhất

Hiến pháp là văn bản có giá trị hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trải qua từng thời kỳ phát triển, nước ta đã có 05 bản hiến pháp và Hiến pháp 2013 hiện đang là văn bản có hiệu lực thi hành. Mời bạn đọc theo dõi bài biết sau của chuyên mục Thư viện pháp luật trang Codon.vn để hiểu rõ về Hiến pháp năm 2013.

hien phap 2013

Khái quát chung về Hiến pháp 2013 và những nội dung cơ bản nhất

Mục Lục bài viết:
1. Khái quát về Hiến pháp 2013.
2. Những nội dung mới đáng chú ý của Hiến pháp 2013.

1. Khái quát về Hiến pháp 2013

- Hiến pháp 2013 là bản Hiến pháp thứ 5, trước đó nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001.

- Hiến pháp năm 2013 ban hành ngày 28/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, gồm có 11 chương và 120 điều.

- Hiến pháp 2013 quy định các nội dung về chế độ chính trị; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường; vấn đề bảo vệ tổ quốc; các nội dung về bộ máy Nhà nước như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, chính quyền địa phương; quy định về tòa án, viện kiểm sát; Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước; hiệu lực của hiến pháp và quy định sửa đổi hiến pháp.

2. Những nội dung mới đáng chú ý của Hiến pháp 2013

So sánh với bản Hiến pháp gần nhất là Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013 có một số nội dung mới nổi bật như sau:

* Về bố cục, cấu trúc: Hiến pháp 2013 đã rút gọn 01 chương và 27 điều, chỉ còn 11 chương và 120 điều.

Ngoài ra, bản Hiến pháp này bổ sung một chương hoàn toàn mới là Chương X: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước. Điều này thể hiện việc tiếp nhận tư duy lập hiến mới về các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp nước ngoài.

* Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Hiến pháp quy định chi tiết về quyền con người, quyền công dân: Có 36 điều quy định về vấn đề này (tăng 7 điều so với Hiến pháp 1992).

- Quyền con người được thể hiện ở các khía cạnh quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, quyền được sống, được bảo vệ tính mạng; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền bí mật thư tín, điện thoại và quyền con người trên các lĩnh vực khác.

- Quyền công dân Việt Nam có chủ thể hẹp hơn quyền con người, chỉ dành cho người có quốc tịch Việt Nam.

Bạn đọc có thể xem thêm Bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh cơ bản về mối quan hệ nhân thân, tài sản.

hien phap 2013 2

Hiến pháp 2012 quy định chi tiết về quyền con người và quyền công dân.

* Quy định rõ ràng về việc sửa đổi Hiến pháp

- Hiến pháp năm 2013 đã tách bạch việc "làm" Hiến pháp và "sửa đổi" Hiến pháp, đây là điều lần đầu tiên được quy định so với các bản Hiến pháp cũ.

- Quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp được quy định cụ thể, rõ ràng, về cơ bản đã kế thừa Hiến pháp 1992.

- Việc làm, sửa đổi Hiến pháp phải có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Đồng thời trưng cầu ý dân về Hiến pháp có thể được tiến hành Quốc hội quyết định.

* Xác định rõ vai trò của Tòa án

Đây cũng là một nội dung nổi bật của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Điều 102 Hiến pháp đã khẳng định rõ Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; có chức năng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

* Về chế định Chủ tịch nước

Hiến pháp 2013 đã xác định rõ quyền hạn của Chủ tịch nước, cụ thể theo khoản Điều 88 thì Chủ tịch nước có quyền "quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam". Thay vì quy định cũ chỉ nêu chung chung về quyền quyết định phong hàm, cấp "sĩ quan cấp cao" trong các lực lượng vũ trang nhân dân.

* Quy định mới về tổ chức chính quyền địa phương

Quy định cũ quy định chương IX là "Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân", còn trong Hiến pháp năm 2013, tên gọi được đổi thành "Chính quyền địa phương". Ngoài ra, ngoài 03 cấp chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Hiến pháp 2013 còn bổ sung thêm đơn vị hành chính lãnh thổ đặc biệt do Quốc hội thành lập.

=> Quy định này tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa chính quyền địa phương, những nơi có vị trí, vai trò đặc biệt thì có thể có bộ máy chính quyền đặc biệt hơn để việc quản lý diễn ra phù hợp. Bạn đọc có thể tham khảo thêm Luật Tổ chức chính quyền địa phương mà chúng tôi đã chia sẻ.

Trên đây là một số nội dung đáng chú ý của Hiến pháp 2013. Ngoài ra, vẫn còn nhiều nội dung mới thể hiện được sự phát triển trong lập hiến, trong tư tưởng nhà nước pháp quyền, kiểm soát quyền lực nhà nước cũng như việc bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.

Các từ khóa người dùng hay tìm đến "Hiến pháp 2013"

Nội dung Hiến pháp 2013
Hiến pháp 2013 PDF
Hiến pháp 2013 quy định
Tại Hiến pháp 2013
Hiến pháp 2013 có bảo nhiều điều
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Hiến pháp 1992
Hiến pháp la gì

Bài liên quan