Không chỉ tuân thủ điều lệ của tổ chức, công ty, việc bổ nhiệm các vị trí, chức danh giám đốc nhân sự, giám đốc kinh doanh, giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh, phó giám đốc,..., trong công ty cổ phần (CTCP) cũng cần dựa trên các điều khoản, quy định của luật doanh nghiệp.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về về các thủ tục, trình tự bổ nhiệm giám đốc Công ty cổ phần, Biểu mẫu tại trang Codon.vn đã tổng hợp bài viết chia sẻ các mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc Công ty cổ phần và các thông tin liên quan, mời bạn đọc cùng tham khảo, tải về.
Chia sẻ mẫu Quyết định bổ nhiệm giám đốc của Công ty cổ phần và cách viết
Quyết định bổ nhiệm giám đốc Công ty cổ phần là văn bản được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm công bố quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị về chức danh, vai trò, trách nhiệm của cá nhân người được bổ nhiệm trong vị trí công việc mới, ở đây là giám đốc công ty. Giám độc công ty cổ phần cũng có thể là người đại diện công ty được ký trên mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Thông thường, quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần thường do chủ tịch hội đồng quản bổ nhiệm dựa trên sự biểu quyết, tích lũy hoặc lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên trong hội đồng quản trị công ty (trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác). Nội dung của văn bản quyết định bổ nhiệm giám đốc Công ty cổ phần cần chứa các thông tin về tên công ty, thông tin cá nhân của người được bổ nhiệm, quyền hạn, trách nhiệm cần thực hiện và thời gian thực hiện nhiệm vụ,...
Theo quy định của luật doanh nghiệp, nhiệm kỳ của giám đốc công ty cổ phần thường không quá 5 năm và có thể bổ nhiệm lại và không bị hạn chế số lần bổ nhiệm. Sau khi đảm nhận chức vụ giám đốc, người được bổ nhiệm cần thực hiện các kế hoạch, dự án, các vấn đề về tài chính, nhân sự,..., của công ty và chịu sự giám sát của các thành viên hội đồng quản trị đối với các công việc được giao.
Quyết định bổ nhiệm giám đốc Công ty cổ phần là gì? Tìm hiểu tổng quan thông tin về uyết định bổ nhiệm giám đốc CTCP
Lưu ý: Tất cả các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh,..., tại Việt Nam đều được quản lý của luật doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển của bộ luật này và những tác động đối với việc kinh doanh chung của doanh nghiệp, Codon.vn mời bạn tham khảo định nghĩa Luật doanh nghiệp Việt Nam trên wikipedia.org bằng cách click vào link bài viết này.
Là văn bản hành chính quan trọng, các điều khoản trong quyết định bổ nhiệm giám đốc Công ty cổ phần cần tuân thủ quy định của luật doanh nghiệp. Để tránh những rắc rối sau này, bạn cần tham khảo, tải về mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc Công ty cổ phần chuẩn, mới nhất dưới đây.
Chia sẻ mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc của Công ty cổ phần mới nhất
Lưu ý: Mẫu Quyết định bổ nhiệm giám đốc, tổng giám đốc Công ty cổ phần ở trên có thể chỉnh sửa và áp dụng cho nhiều chức danh giám đốc khác nhau trong công ty. Ví dụ:
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc kinh doanh công ty cổ phần
- Mẫu Quyết định bổ nhiệm giám đốc tài chính công ty cổ phần
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc nhân sự công ty cổ phần
Sau khi tải mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc, để có thể soạn, xây dựng Quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần chuyên nghiệp, logic, đúng quy định của pháp luật, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Phần mở đầu: Ghi rõ tên công ty ban hành quyết định, tiêu ngữ, tiêu đề của quyết định bổ nhiệm (Sử dụng đúng theo mẫu Quyết định bổ nhiệm giám đốc của Công ty cổ phần ở trên).
- Phần nội dung: Ở phần này, bạn cần cung cấp chi tiết thông tin của người được bổ nhiệm và các thông tin về quyền, nghĩa vụ cần thực hiện. Cụ thể:
+ Thông tin cá nhân người được bổ nhiệm: Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, chức vụ của người được bổ nhiệm.
+ Phần vai trò, trách nhiệm: Nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm công việc của người được bổ nhiệm ở vị trí công việc mới. (Lưu ý: các quyền lợi và nghĩa vụ này phải tuân thủ theo các quy định của luật doanh nghiệp Việt Nam và nội quy, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp)
+ Thời gian: Ghi rõ thời gian thi hành của quyết định
- Phần cuối: Chữ ký họ tên, con dấu của người ký quyết định, ở đây là chủ tịch hội đồng ký theo hình thức thay mặt các thành viên trong hội đồng quản trị.
Hướng dẫn cách viết Quyết định bổ nhiệm giám đốc Công ty cổ phần chính xác, đúng quy định pháp luật.
Lưu ý: Như đã trình bày ở trên, quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần được lập dựa trên quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ, nội quy công ty. Nội quy công ty được hiểu là các quy tắc, điều lệ được người sử dụng lao động ban hành và buộc người lao động tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động nhằm đảm bảo trật tự, an toàn và chuẩn mực lao động chung cho toàn doanh nghiệp. Nếu đang tham khảo cách xây dựng bảng nội quy công ty thì các mẫu nội quy công ty thương mại, công ty xây dựng, dịch vụ,... , dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn. Bạn có thể tham khảo, tải về các mẫu bảng nội quy công ty này và điều chỉnh lại cho phù hợp với văn hóa của tổ chức, doanh nghiệp mình.
Theo quy định của luật doanh nghiệp Việt Nam, tại các công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng quản trị sẽ dựa trên ý kiến của các thành viên trong hội đồng quản trị để ký quyết định bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh giám đốc công ty.
Để có thể đảm nhận chức vụ giám đốc công ty cổ phần, cá nhân người nhận bổ nhiệm cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và
- Có chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của công ty và không phải là cổ đông của công ty (trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác)
Trên đây là mẫu Quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần mới nhất, áp dụng cho các quyết định bổ nhiệm giám đốc kinh doanh, giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự,... trong công ty. Bạn đọc có thể tham khảo, tải về máy và chỉnh sửa lại thông tin cho phù hợp với quy định công ty và quyết định bổ nhiệm các vị trí giám đốc, phó giám đốc, tổng giám đốc của công ty mình.
Sau khi được bổ nhiệm với vai trò giám đốc công ty cổ phần, bạn sẽ phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, trong đó có việc giao tiếp, ký kết hợp đồng kinh doanh với các đối tác, khách hàng. Để thực hiện công việc này, bạn cần nắm được các quy định pháp luật về hợp đồng kinh doanh, phụ lục hợp đồng,... Nếu chưa có nhiều thông tin, bạn có thể tham khảo bài viết chia sẻ các mẫu phụ lục hợp đồng cho nhiều lĩnh vực như lao động, xây dựng, thuê nhà,... dưới đây.