Mang thai hộ vì mục đích thương mại có đi tù không? Xử lý hình sự thế nào?

Mang thai hộ vì mục đích thương mại có đi tù không?

Sự tiến bộ của kỹ thuật y tế, khoa học hiện đại đã giúp cho các cặp vợ chồng mà người vợ không thể sinh con có cơ hội được tiếp cận với mang thai hộ. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ chấp nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, điều này khiến nhiều người thắc mắc, liệu: Mang thai hộ vì mục đích thương mại có đi tù không?

mang thai ho vi muc dich thuong mai co di tu khong

Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử lý như thế nào? Có bị đi tù không?

Mục Lục bài viết:
1. Mang thai hộ có bị cấm không?
2. Mang thai hộ vì mục đích thương mại có bị xử lý hình sự không?
3. Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử phạt như thế nào?

1. Mang thai hộ có bị cấm không?

- Mang thai hộ là việc một người phụ nữ khác mang thai cho một cặp vợ chồng thông qua kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

- Mang thai hộ sẽ bị cấm nếu thuộc trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại. Điều này được ghi nhận tại Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình. (Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể xem chi tiết tại bài viết "Mang thai hộ là gì? Điều kiện mang thai hộ" của Codon.vn.)

mang thai ho vi muc dich thuong mai co di tu khong 2

Mang thai hộ vì mục đích thương mại có bị cấm không? Quy định pháp luật về hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại

2. Mang thai hộ vì mục đích thương mại có đi tù không?

- Quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 cho thấy, hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại "không bị" xử lý hình sự, hay nói cách khác, người thực hiện hành vi mang thai hộ hoặc bên nhờ mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ không bị đi tù. (Thông tin về khái niệm, các hình phạt trong Luật Hình sự, những khía cạnh và yếu tố cấu thành tội phạm hình sự đã được tổng hợp trên wikipedia.org, mời bạn đọc bấm vào bài viết này để xem thêm)

- Liên quan đến mang thai hộ vì mục đích thương mại, việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với người "tổ chức", tức là người tạo điều kiện về mọi mặt để bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ có cơ hội gặp nhau, trao đổi, thỏa thuận về các nội dung mang thai hộ và người tổ chức được nhận một lợi ích kinh tế.

- Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại được quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015, có mức hình phạt cao nhất là 05 năm tù và mức hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị áp dụng phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

mang thai ho vi muc dich thuong mai co di tu khong 3

Mang thai hộ vì mục đích thương mại có bị xử lý hình sự không?

Mặc dù khá giống nhau về hình thức thể hiện nhưng đẻ thuê và mang thai hộ lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nội dung bài hướng dẫn phân biệt đẻ thuê và mang thai hộ sẽ giúp bạn hiểu hơn nội dung mang thai hộ vì mục đích thương mại và biết cách so sánh với hành vi đẻ thuê ngoài thực tế.

3. Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử phạt như thế nào?

Mặc dù không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, người mang thai hộ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Mức xử phạt cụ thể:

- Phạt tiền từ 05 triệu - 10 triệu đồng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Thông tin giải đáp thắc mắc mang thai hộ vì mục đích thương mại có đi tù không đã được Blog Codon.vn tổng hợp, chia sẻ. Có thể thấy, với chế tài xử lý như hiện nay, mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ không thể được ngăn chặn một cách triệt để. Tuy nhiên, là người đọc, tìm hiểu về pháp luật, hy vọng độc giả sẽ có những quyết định đúng đắn trong hành vi lựa chọn phương thức mang thai hộ phù hợp cho mình.

Bài liên quan