Phân biệt đẻ thuê và mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014

Phân biệt đẻ thuê và mang thai hộ

Trước thực trạng nhiều cặp vợ chồng vô sinh hoặc cặp vợ chồng có người vợ là người chuyển giới không thể có con, nhiều người đã thực hiện hoạt động đẻ thuê và mang thai hộ dựa trên nhu cầu của người nhờ mang thai hộ. Tuy nhiên, đẻ thuê và mang thai hộ lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và không phải quan hệ nào cũng được pháp luật công nghệ, bảo vệ. Dưới dây là cách phân biệt đẻ thuê và mang thai hộ mà bạn đọc cần nắm được.

phan biet de thue va mang thai ho

Đẻ thuê là gì? Mang thai hộ là gì? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa đẻ thuê và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mục Lục bài viết:
1. Mang thai hộ là gì?
2. Đẻ thuê là gì?
3. Phân biệt giữa đẻ thuê và mang thai hộ.

1. Mang thai hộ là gì?

- Mang thai hộ được hiểu là việc một người phụ nữ khác mang thai và sinh con cho một cặp vợ chồng có nhu cầu có con.

- Mang thai hộ bao gồm:

+ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Người mang thai hộ không vì mục đích thương mại.

+ Mang thai hộ vì mục đích thương mại: Người mang thai hộ được hưởng lợi ích về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Trong đó, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận và bảo vệ quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Để có thêm thông tin về định nghĩa, cách phân loại mang thai hộ, mời độc giả tham khảo bài viết: "Mang thai hộ là gì? Điều kiện mang thai hộ" mà Codon.vn chia sẻ trước đây.

2. Đẻ thuê là gì?

- "Đẻ thuê" không phải là thuật ngữ pháp lý, mà cụm từ được sử dụng trong đời sống để chỉ về việc một người phụ nữ mang thai cho một cặp vợ chồng khác có nhu cầu có con để nhận về một lợi ích kinh tế, thường là tiền, tài sản khác.

- Theo cách giải thích này, đẻ thuê có có thể hiểu là mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, xem xét rộng hơn về phương pháp mang thai thì đẻ thuê sử dụng 02 phương pháp:

(1) Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Chi tiết thông tin về phương pháp hỗ trợ sinh sản và công nghệ hỗ trợ đã được tổng hợp trên wikipedia.org, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm).

(2) Người chồng của cặp vợ chồng thuê "quan hệ trực tiếp" với người đẻ thuê (sử dụng tinh trùng của người đàn ông và noãn của người không phải là vợ).

Trong khi đó, mang thai hộ vì mục đích thương mại chỉ sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

- Lý do khiến cho dịch vụ "đẻ thuê" trở nên phát triển là do nhu cầu của các cặp vợ chồng mà sâu xa xuất phát từ việc:

+ Các cặp vợ chồng không đủ điều kiện để mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

+ Thủ tục pháp lý, y tế, tâm lý đối với mang thai hộ phức tạp, mất thời gian.

+ Người vợ không muốn mang thai và sinh con.

+ Cặp vợ chồng có nhu cầu lựa chọn giới tính cho con.

phan biet de thue va mang thai ho 2

Đẻ thuê, sinh con thuê là gì? Tìm hiểu quy định pháp luật về việc đẻ thuê

3. Phân biệt giữa đẻ thuê và mang thai hộ.

Mặc dù đẻ thuê và mang thai hộ đều có những điểm tương đồng nhất định, tuy nhiên, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, cần được phân tích rõ.

Lưu ý: Sự phân biệt trong phạm vi bài viết là sự phân biệt giữa đẻ thuê và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

- Về tính chất pháp lý:

+ Đẻ thuê là hành vi vi phạm pháp luật, là một trong các hành vi bị cấm được quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

+ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được pháp luật công nhận và bảo vệ.

- Về điều kiện:

+ Đẻ thuê không đặt ra điều kiện, tức là, bên thuê đẻ và bên đẻ thuê thỏa thuận với nhau về việc mang thai và sinh con mà không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện gì.

+ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình.

- Về mục đích: Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt.

+ Người đẻ thuê vì mục đích thương mại, được hưởng lợi ích về tiền hoặc tài sản khác.

+ Người mang thai hộ không vì mục đích thương mại mà xuất phát từ sự tự nguyện, giúp đỡ.

- Xác định quan hệ cha, mẹ con:

+ Đẻ thuê thì người vợ của bên thuê có thể không phải là mẹ của đứa con về mặt sinh học (trong trường hợp người chồng quan hệ trực tiếp với bên đẻ thuê).

+ Đối với mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Kể từ thời điểm con được sinh ra là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

- Trách nhiệm pháp lý:

+ Đẻ thuê, mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử lý vi phạm hành chính tùy theo tính chất, mức độ của hành vi để đưa ra mức phạt cụ thể.

+ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không áp dụng trách nhiệm pháp lý.

phan biet de thue va mang thai ho 3

Căn cứ phân biệt mang thai hộ và đẻ thuê theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện tại, pháp luật chỉ thừa nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và không cho phép mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tìm đọc nội dung bài viết mang thai hộ vì mục đích thương mại có đi tù không sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Dựa vào những thông tin phân biệt đẻ thuê và mang thai hộ mà Blog Codon.vn chia sẻ, có thể thấy, việc mang thai hộ và đẻ thuê đều xuất phát từ nhu cầu của cặp vợ chồng mong muốn có con. Nhưng để lựa chọn một mối quan hệ bền vững, hợp pháp và được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp thì mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là sự lựa chọn duy nhất được phép thực hiện.

Bài liên quan