Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và tác động của đại dịch Covid-19 thì việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp người lao động ổn định cuộc sống, đồng thời đòi hỏi các doanh nghiệp có kế hoạch thích ứng phù hợp. Lợi ích khi tăng lương tối thiểu vùng được Blog Codon.vn đề cập cụ thể ngay sau đây.
Những lợi ích khi tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động, chủ doanh nghiệp từ 1/7/2022
* Danh mục từ viết tắt:
- BHXH: bảo hiểm xã hội.
- BHYT: bảo hiểm y tế.
- BHTN: bảo hiểm thất nghiệp.
- NLĐ: người lao động.
- NSLĐ: người sử dụng lao động.
- DN: doanh nghiệp.
Từ ngày 1/7/2022, Chính phủ đã có quy định mới về lương tối thiểu vùng, theo đó điều chỉnh tăng 6% so với mức lương tối thiểu vùng áp dụng trước đó. Cụ thể mức lương tối thiểu vùng 2022 như sau:
- Vùng I: Từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng.
- Vùng II: Từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng.
- Vùng III: Từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng.
- Vùng IV: Từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.
Nhiều người thắc mắc rằng tại sao phải tăng lương tối thiểu vùng? Có thể thấy rằng việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng được thực hiện từ năm 2008, tương ứng với các giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội. Việc quyết định tăng lương còn là biện pháp hỗ trợ cho NLĐ sau thời gian 2 năm dịch bệnh kéo dài, giúp NLĐ có nguồn thu nhập ổn định hơn.
Với việc tăng lương tối thiểu vùng, người lao động sẽ là đối tượng có nhiều lợi ích nhất, cụ thể gồm:
(1) Tăng tiền lương tháng
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương do NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận theo công việc hoặc chức danh nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, ngoài ra có các khoản phụ cấp hoặc bổ sung khác là không bắt buộc. Cũng có nghĩa là tiền lương thấp nhất mà NLĐ được nhận là lương tối thiểu vùng.
Do đó khi tăng lương tối thiểu vùng, NLĐ nào đang được trả thấp hơn mức quy định sẽ được tăng lương.
(2) Tăng mức đóng BHXH, BHTN, BHYT
- Căn cứ Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức đóng BHXH hàng tháng sẽ được căn cứ vào mức lương tháng đóng BHXH. Chính vì vậy, lương tối thiểu vùng tăng là cơ sở để DN và NLĐ thỏa thuận tăng lương cho những người đang được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho mức đóng BHXH sẽ tăng. Về lâu dài, mức đóng tăng thì các chế độ BHXH mà NLĐ được nhận sẽ tăng theo.
- Cũng theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp dựa vào mức lương hàng tháng của NLĐ. Tương tự như với BHXH, khi lương tối thiểu tăng dẫn đến lương tháng của NLĐ tăng, thì mức đóng BHTN cũng tăng theo.
- Đối với BHYT
Mức đóng BHYT là 4.5% x mức tiền lương tháng; trong đó NSDLĐ đóng 3%, NLĐ đóng 1.5%. Khi điều chỉnh tiền lương tháng tăng, mức đóng BHYT của NLĐ, NSDLĐ cũng tăng theo.
Những lợi ích mà NLĐ được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng
(3) Tăng tiền lương khi ngừng việc, điều chuyển công việc
- Căn cứ Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp NLĐ ngừng việc vì sự cố điện nước không do lỗi của NSDLĐ, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,... thì được trả lương cho thời gian ngừng việc. Theo đó, mức lương được trả theo thỏa thuận nhưng ít nhất bằng lương tối thiểu vùng => Như vậy, khi điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng thì tiền lương ngừng việc cũng tăng.
- Với trường hợp điều chuyển công việc khác so với HĐLĐ, NLĐ thì sẽ được trả theo lương mới. Tiền lương theo công việc mới không thấp hơn mức lương tối thiểu. Do đó, lương tối thiểu vùng thì tiền lương ngừng việc cũng tăng.
(4) Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì:
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
- Mức hưởng tối đa = 05 lần mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng cũng tác động đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm lộ trình tăng lương tối thiểu vùng mà chúng tôi đã tổng hợp tại bài viết tổng hợp mức lương tối thiểu vùng qua các năm để hiểu thêm về lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu vùng của Chính phủ qua các năm.
Việc tăng lương tối thiểu vùng không chỉ tác động đến NLĐ mà còn tác động đến các doanh nghiệp. Theo đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà DN tạo ra sẽ tăng lên. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề cân bằng lợi nhuận và tiền lương trả cho NLĐ.
- Nếu không đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp thì lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giảm, trong khi lương trả cho NLĐ tăng, về lâu dài tác động đến chính sự tồn tại của DN.
- Khi có kế hoạch trả lương phù hợp cho NLĐ, chấp nhận giảm lợi nhuận: Doanh nghiệp sẽ giữ chân được NLĐ, tạo niềm tin cho NLĐ với DN, dung hòa mối quan hệ lao động trong DN. Về lâu dài, điều này sẽ có lợi cho quá trình sản xuất , hạn chế tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiết hụt lao động.
Lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng khi tăng lương tối thiểu
Như vậy bản thân mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể cho hoạt động của mình để thích ứng với sự phát triển của kinh tế xã hội.
Trên đây là thông tin về những lợi ích khi tăng lương tối thiểu vùng mà chúng tôi tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc. Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng này được đánh giá là có "lợi ích kép" đối với NLĐ và doanh nghiệp.
Liên quan đến nội dung này, bạn đọc có thể xem thêm bài viết mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở để hiểu khái niệm, biết cách phân biệt.