Đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng? Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH năm 2022.

Đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng? Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH năm 2022.

Lương tối thiểu vùng có ý nghĩa rất quan trọng, nó là căn cứ để xác định mức lương tối thiểu đóng BHXH. Lương tối thiểu vùng có đối tượng áp dụng riêng, điều này dẫn đến sự khác nhau giữa lương tối thiểu vùng và lương cơ sở. Vậy, đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng? Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH năm 2022 là bao nhiêu? Blog Codon.vn thông tin chi tiết về mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 như sau.

doi tuong ap dung luong toi thieu vung muc luong toi thieu vung dong bhxh nam 2022

Đối tượng nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng? Quy định về mức lương, cách tính lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38

Mục Lục bài viết:
1. Lương tối thiểu vùng là gì?
2. Đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng?
3. Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH năm 2022.

* Danh mục từ viết tắt:

- BHXH: Bảo hiểm xã hội.

1. Lương tối thiểu vùng là gì?

- Lương tối thiểu vùng là cách gọi khác của mức lương tối thiểu được ghi nhận tại Bộ luật lao động năm 2019.

- Giải thích về mức lương tối thiểu, tại khoản 1, Điều 91 Bộ luật lao động quy định như sau: Mức lương tối thiểu là:

+ Mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường → nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia định họ.

- Lương tối thiểu được xác định theo vùng tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội, mức sống tối thiểu tại địa phương hay các yếu tố khác để xếp chúng vào một vùng.

Để dễ xác định nơi mình làm việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng nào, mời độc giả tham khảo bài viết bảng lương tối thiểu vùng 2022 tại 63 tỉnh, thành phố mà Codon.vn chia sẻ trước đây.

2. Đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng.

Đối tượng được tăng lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP bao gồm 02 đối tượng:

- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động có thể được thiết lập dưới các hình thức và thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động. (Chi tiết thông tin về Luật lao động đã được wikipedia.org chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem thêm).

+ Điều này có nghĩa là người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong các đơn vị lực lượng vũ trang như sĩ quan, hạ sĩ quan,..sẽ không phải là đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu.

+ Lương tối thiểu vùng đặt ra đối với đối tượng này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo họ có cuộc sống tối thiểu tại địa phương nơi họ sinh sống và làm việc.

- Doanh nghiệp sử dụng người lao động làm việc theo hợp đồng. Doanh nghiệp ở đây là cách gọi chung cho tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, trang trai, cá nhân có thuê mướn người lao động thông qua hợp đồng.

+ Điều này có nghĩa là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang,.. nếu không sử dụng lao động có ký hợp đồng thì không áp dụng mức lương tối thiểu vùng.

+ Nguyên tắc áp dụng lương tối thiểu vùng dựa trên địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động ở đâu thì áp dụng mức lương tối thiểu ở đó.

doi tuong ap dung luong toi thieu vung muc luong toi thieu vung dong bhxh nam 2022 2

Những đối tượng được tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

3. Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH năm 2022.

Theo quy định chi tiết tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, tiền lương tháng người lao động đóng BHXH bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Có nghĩa là, tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH của người lao động là:

(1) Người lao động làm công việc đơn giản trong điều kiện lao động bình thường (không cần qua đào tạo).

Vùng I: 4.420.000 đồng.

Vùng II: 3.920.000 đồng.

Vùng III: 3.430.000 đồng.

Vùng IV: 3.070.000 đồng.

(2) Người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua đào tạo nghề thì được hưởng cao hơn tối thiểu 7%, cụ thể:

Vùng I: 4.729.400 đồng.

Vùng II: 4.194.400 đồng

Vùng III: 3.670.100 đồng.

Vùng IV: 3.284.900 đồng.

(3) Người lao động làm công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (không qua đào tạo nghề)- được tính cao hơn mức tối thiểu (1) là 5%

Vùng I: 4.461.000 đồng.

Vùng II: 4.116.000 đồng.

Vùng III: 3.601.500 đồng.

Vùng IV: 3.223.500 đồng.

(4) Người lao động làm công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (có qua đào tạo nghề) - được tính cao hơn mức tối thiểu (2) là 5%.

Vùng I: 4.965.870 đồng.

Vùng II: 4.4.04.120 đồng.

Vùng III: 3.853.605 đồng.

Vùng IV: 3.449.145 đồng

(5) Người lao động làm công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (không qua đào tạo nghề)- được tính cao hơn mức (1) là 7%.

Vùng I: 4.729.400 đồng.

Vùng II: 4.194.400 đồng.

Vùng III: 3.670.100 đồng.

Vùng IV: 3.284.900 đồng.

(6) Người lao động làm công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (có qua đào tạo nghề) - được tính cao hơn mức (2) là 7%.

Vùng I: 5.060.458 đồng.

Vùng II: 4.488.008 đồng.

Vùng III: 3.927.007 đồng.

Vùng IV: 3.514.843 đồng.

doi tuong ap dung luong toi thieu vung muc luong toi thieu vung dong bhxh nam 2022 3

Mức lương tối thiểu vùng 2022 đóng BHXH

Mặc dù tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được dựa vào tiền lương tối thiểu vùng, tuy nhiên, tiền lương tháng tối đa đóng BHXH lại dựa vào lương cơ sở, cụ thể là tối đa 20 tháng lương cơ sở (29.800.000 đồng).

Việc xác định đúng đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng? Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH năm 2022 là yêu cầu quan trọng để người lao động, người sử dụng lao động hiểu được quyền lợi của mình và thực hiện cho đúng. Tiếp theo, để nắm rõ việc đóng BHXH cá nhân, độc giả có thể tham khảo thêm bài viết Tra cứu quá trình đóng BHXH như thế nào để có thêm thông tin.

Bài liên quan