Phân biệt mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở, điểm giống và khác nhau

Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở

Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở là nội dung thường được sử dụng trong lĩnh vực lao động tiền lương. Vậy điểm khác nhau giữa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Blog Codon.vn.

muc luong toi thieu vung va muc luong co so

So sánh lương cơ sở với lương tối thiểu vùng

Mục Lục bài viết:
1. Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở.
2. Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu vùng.
2.1. Về căn cứ pháp lý.
2.2. Đối tượng áp dụng.
3. Câu hỏi liên quan.
2.3. Mức độ tác động, ảnh hưởng.
2.4. Chu kỳ thay đổi.
3. Mức lương cơ sở, lương tối thiểu vùng hiện nay.

* Danh mục từ viết tắt:

- NLĐ: Người lao động.

- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động.

- QĐND: Quân đội nhân dân.

1. Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở

- Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng đều được sử dụng trong việc làm căn cứ để thỏa thuận lương và các chế độ khác cho người lao động, bao gồm người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước hoặc NSDLĐ quy định.

+ Mức lương tối thiểu vùng: Là mức lương thấp nhất được trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, mục đích đảm bảo mức sống tối thiểu của họ và gia đình, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

+ Mức lương cơ sở: Là mức lương làm căn cứ để tính lương trong bảng lương, phụ cấp, các chế độ, hoạt động phí, sinh hoạt phí,.. cho các đối tượng áp dụng lương cơ sở.

- Pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể về hai mức lương này, thông qua đó có thể phân biệt, hiểu rõ hơn, bạn đọc có thể xem rõ tại phần 2 sau đây.

muc luong toi thieu vung va muc luong co so 2

Tìm hiểu khái niệm lương cơ bản, khái niệm mức lương cơ sở

2. Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiếu vùng

2.1. Về căn cứ pháp lý

- Lương tối thiểu vùng: Do Bộ luật Lao động 2019 (Điều 91), Nghị định 38/2022/NĐ-CP, các văn bản khác liên quan điều chỉnh.

- Lương cơ sở: Do Nghị định 38/2019/NĐ-CP điều chỉnh.

- Cách hiểu về hai mức lương (đã nêu tại mục 1).

2.2. Đối tượng áp dụng

* Lương tối thiểu vùng

Người lao động làm việc theo HĐLĐ, NSDLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động. Với NSDLĐ thì lưu ý gồm có các doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; các cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

muc luong toi thieu vung va muc luong co so 3

Hướng dẫn phân biệt mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng

* Lương cơ sở

- Áp dụng với các cán bộ, công chức từ trung ương đến địa phương;

- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phương, thôn;

- NLĐ xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP; Nghị định 68/2000/NĐ-CP;

- Các đối tượng trong công an, quân đội gồm:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc QĐND Việt Nam.

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

+ Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

2.3. Mức độ tác động, ảnh hưởng

- Lương tối thiểu vùng: Tác động đến những NLĐ đang có mức đóng, thỏa thuận các chế độ thấp hơn mức lương tối thiểu vùng pháp luật quy định. Bạn đọc có thể xem thêm bài viết lợi ích khi tăng lương tối thiểu vùng để hiểu hơn về vấn đề này.

- Lương cơ sở: Khi lương cơ sở tăng, mọi cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng áp dụng mức lương này đều được tăng lương.

2.4. Chu kỳ thay đổi

Cả hai mức lương đều không có chu kỳ thay đổi, điều chỉnh nhất định.

- Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp. Bạn đọc có thể xem thêm bài viết tổng hợp mức lương tối thiểu vùng qua các năm để thấy rõ sự điều chỉnh.

- Mức lương cơ sở: phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước.

3. Mức lương cơ sở, lương tối thiểu vùng hiện nay

- Mức lương cơ sở hiện tại: 1.490.000 đồng/tháng.

- Mức lương tối thiểu vùng 2022 áp dụng từ 1/7/2022.

+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (Mức cũ: 4.420.000 đồng/tháng); 22.500 đồng/giờ.

+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (Mức cũ: 3.920.000 đồng/tháng); 20.000 đồng/giờ.

+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (Mức cũ: 3.430.000 đồng/tháng); 17.500 đồng/giờ.

+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (Mức cũ: 3.070.000 đồng/tháng); 15.600 đồng/giờ.

Trên đây là thông tin về mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở mà chúng tôi tổng hợp và cung cấp tới bạn đọc. Qua đó, bạn đọc có thể so sánh, hiểu rõ về hai mức lương này cũng như cách áp dụng của nó.

Bài liên quan