Trong quá trình lập di chúc, có rất nhiều vấn đề được đặt ra đối với người lập di chúc để bản di chúc được công nhận và hợp pháp và tránh được những tranh chấp không đáng có sau này. Trong đó: "Lập di chúc có cần các con ký không?" là câu hỏi của rất nhiều người trong quá trình lập di chúc.
Lập di chúc có cần chữ ký của tất cả các con không?
Căn cứ Điều 625 Bộ luật dân sự 2015, những chủ thể sau có quyền lập di chúc:
- Người thanh niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
* Quyền của người lập di chúc:
Khi lập di chúc, người lập di chúc có những quyền được quy định tại Điều 626 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Chỉ định/truất quyền thừa kế của người hưởng di sản thừa kế.
- Phân định phần di sản thừa kế cho từng người thừa kế.
- Chỉ định người giữ di chúc.
- Chỉ định người quản lý di sản.
- Chỉ định người nhận di sản.
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
=> Như vậy, khi lập di chúc, người lập di chúc hoàn toàn có quyền tự định đoạt với số tài sản của mình, dựa trên ý chí, nguyện vọng của mình mà không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ ai.
Từ đi quy định này có thể thấy, việc lập di chúc của bố mẹ không cần đến sự đồng ý của các con.
Cha mẹ lập di chúc có phải được sự đồng ý của các con không? Di chúc có cần các con ký không?
Lưu ý: Cá nhân, tổ chức thừa kế là đối tượng bắt buộc phải có trong nội dung của bản di chúc. Vấn đề về định nghĩa thừa kế và các thông tin có liên quan đã được wikipedia.org chia sẻ qua bài viết này, bạn đọc có thể bấm tham khảo để tìm hiểu thông tin.
Theo quy định của pháp luật, trong di chúc ngoài chữ ký/chỉ điểm của người lập di chúc thì còn có chữ ký khác của người không phải lập di chúc trong những trường hợp sau đây:
- TH1: Di chúc miệng, sau khi người lập di chúc thể hiện ý chí nguyện vọng của mình trước mặt 02 người làm chứng thì sẽ được người làm chứng ghi chép lại, ký tên/điểm chỉ => cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký/điểm chỉ của người làm chứng.
=> Trường hợp này, trong di chúc sẽ có chữ ký của 02 người làm chứng, công chứng viên/người có thẩm quyền.
- TH2: Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Người lập di chúc tự mình lập di chúc/nhờ người khác lập và có ít nhất 02 người làm chứng và các bên cùng ký tên/điểm chỉ vào bản di chúc.
=> Trường hợp này, di chúc sẽ có chữ ký của người lập di chúc, 02 người làm chứng.
- TH3: Di chúc có công chứng hoặc chứng thực.
=> Trường hợp này, trong bản di chúc sẽ có chữ ký của người lập di chúc, công chứng viên/người có thẩm quyền, người làm chứng (nếu người lập di chúc không nghe được/không đọc được bản di chúc hoặc không ký tên/điểm chỉ được).
- TH4: Di chúc không có người làm chứng.
=> Trường hợp này, di chúc sẽ do người lập di chúc tự viết và tự ký vào bản di chúc.
Vấn đề tính hợp pháp của bản di chúc không công chứng, chứng thực, không có người làm chứng đã được Codon.vn chia sẻ trong bài di chúc không công chứng, chứng thực có hợp pháp không, mời bạn đọc tham khảo để nắm được thông tin.
* Điều kiện về người làm chứng khi lập di chúc:
Tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 quy định: tất cả mọi người đều có thể là người chứng cho việc lập di chúc.
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định những chủ thể sau thì không được là người làm chứng khi lập di chúc, đó là:
(1) Người thừa kế theo di chúc/theo pháp luật của người lập di chúc.
- Những người thừa kế theo di chúc:
+ Những người được nêu trong bản di chúc.
+ Những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 gồm: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động.
- Những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 gồm:
+ Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết;
+ Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
(2) Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
(3) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
=> Kết luận: con cái không được làm chứng khi bố mẹ lập di chúc. Tức là trong bản di chúc của bố mẹ không có chữ ký của các con.
Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác không? Tìm hiểu quy định pháp luật về lập di chúc thừa kế cho con
Theo quy định của pháp luật, hình thức của di chúc bao gồm: di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Ngoài những điều kiện về chủ thể, nội dung, thì khi lập di chúc cần lưu ý những vấn đề sau:
- Trong di chúc không được viết tắt hoặc có những ký hiệu, ký tự riêng biệt.
- Phải được đánh số trang theo thứ tự và chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc vào từng trang trong trường hợp di chúc có nhiều trang.
- Người lập di chúc/người làm chứng phải ký tên vào bên cạnh của những chỗ tẩy xóa, sửa chữa (trường hợp có sự tẩy xóa, sửa chữa trong di chúc).
- Nội dung của di chúc phải được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, sạch đẹp, tránh sử dụng từ tối nghĩa dễ gây nhầm lẫn.
Chi tiết mời bạn đọc xem tại bài viết: "Điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật"
Như đã phân tích ở trên, con cái không được là người làm chứng khi bố mẹ lập di chúc.
Nếu trong trường hợp con cái là người làm chứng và ký vào bản di chúc đó thì di chúc đó được coi là không hợp pháp.
Từ những phân tích trên đây của Blog Codon.vn, chắc hẳn bạn đọc đã tìm được đầy đủ đáp án cho câu hỏi: "Lập di chúc có cần các con ký không?". Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo cho quá trình lập di chúc được diễn ra một cách công bằng nhất, hoàn toàn dựa trên ý chí, tự nguyện của người lập di chúc.