Kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè, trong hẻm, ngoài mặt đường

Kinh nghiệm mở quán trà sữa

Với mức lợi nhuận lên đến hơn 50%, kinh doanh trà sữa đang là cuộc cạnh tranh khốc liệt của rất nhiều ông lớn (Ding tea, Toco Toco, Royal tea,..) và các cá nhân kinh doanh trà sữa, đồ ăn vặt nhỏ, bán trong nhà, vỉa hè,...

Ở thời điểm hiện tại, nếu đang có ý định tham gia vào thị trường này, các bạn cần tham khảo kinh nghiệm mở quán trà sữa từ những người có kinh nghiệm để tìm hướng đi phù hợp, tránh nguy cơ thua lỗ, phá sản hoặc bị loại khỏi cuộc chơi.

kinh nghiem mo quan tra sua, mo quan tra sua co lai khong

Kinh nghiệm mở quán trà sữa nhượng quyền, lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Nội dung bài viết

1. Xác định đối tượng khách hàng
2. Lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
3. Lựa chọn địa điểm mở quán trà sữa
4. Lên ý tưởng thiết kế, thi công quán trà sữa
5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán
6. Thiết kế manu quán trà sữa
7. Những dụng cụ cần thiết khi mở quán trà sữa
8. Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì? Các nguyên liệu cần có?
9. Chuẩn bị nhân sự cho quán trà sữa

Kinh nghiệm mở quán trà sữa

Sau khi quyết định dấn thân khởi nghiệp kinh doanh trà sữa, bây giờ là lúc bạn cần bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng của mình. Sẽ có rất nhiều vấn đề mà bạn cần xem xét, từ lập kế hoạch kinh doanh, lựa chọn mặt bằng, nguyên liệu, tiếp thị, quảng bá quán,...

Để giúp bạn dễ hình dung, mình đã tổng hợp các bước, kinh nghiệm mở quán bán trà sữa nhượng quyền, độc quyền ở phía dưới đây. Những kinh nghiệm này được mình tổng hợp từ những lần tư vấn đầu tư quán trà sữa cho khách hàng, 3 lần khởi nghiệp kinh doanh chuỗi trà sữa thuộc sở hữu cá nhân và những lời khuyên hữu ích của những anh/chị đi trước, xin chia sẻ để các bạn tham khảo.

1. Xác định đối tượng khách hàng

Trong quá trình tư vấn mở quán trà sữa, mình nhận thấy hầu hết các bạn đều bỏ qua bước này hoặc xác định sai tập khách hàng mục tiêu (Khách hàng là tất cả mọi người độ tuổi <40 tuổi). Tuy nhiên, theo mình, đây là suy nghĩ khá sai lầm.

Việc xác định phân khúc khách hàng ở một phạm vi quá rộng sẽ khiến tất cả kế hoạch của bạn trở nên chung chung, không có điểm nhấn hoặc sự khác biệt rõ ràng. Hãy nhớ, bạn không thể chiều lòng tất cả mọi người, vì thế, hãy xác định đối tượng khách hàng của mình một cách thật cẩn thận. (Nếu chưa hiểu rõ về cách xác định tệp khách hàng tiềm năng khi kinh doanh trà sữa, bạn có thể tìm hiểu thêm về khái niệm, cách tạo chân dung khách hàng trên Wikipedia)

Căn cứ theo kinh nghiệm mở quán trà sữa của cá nhân mình và nhiều chủ quan khác, hầu hết đối tượng khách hàng uống trà sữa được chia thành các nhóm sau:

- Học sinh, sinh viên: Đây là lực lượng khách hàng lòng cốt, chiếm khoảng 50 - 60% tổng nhu cầu thị trường. Đặc điểm của các đối tượng này là hay đi theo nhóm, lượng tiền giới hạn nhưng lại uống trà sữa với tần suất cao. Nếu muốn mở quán trà sữa kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, các bạn nên tập trung hướng đi vào các đối tượng này.

- Người làm văn phòng, các cặp đôi và gia đình: Lực lượng này chiếm khoảng 40% tổng thị trường (tùy từng địa điểm). Đặc trưng của nhóm khách hàng này là khả năng chi tiêu lớn, thường đặt hàng vào các buổi trưa, chiều hoặc các buổi tối. Vào các ngày nghỉ lễ, cuối tuần, lượng đặt trà sữa của nhóm khách hàng có sự gia tăng đột biến.

Lưu ý: Giống như kinh doanh trà sữa, một vài năm gần đây, mở quán trà chanh kinh doanh cũng đang là xu hướng kinh doanh mới, thu hút nhiều nhà đầu tư trẻ. Nếu đang sở hữu một vốn nhất định, muốn tìm hiểu xem bán trà chanh có phù hợp với mình hay không, bạn có thể tìm được câu trả lời sau khi tìm hiểu bài viết chia sẻ kinh nghiệm mở quán trà chanh siêu lợi nhuận của chúng tôi.

kinh nghiem mo quan tra sua nhuong quyen

Kinh nghiệm mở quán bán trà sữa: Xác định đối tượng khách hàng

2. Lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Dựa vào nguồn vốn, kinh nghiệm cá nhân và những dữ liệu từ việc phân tích khách hàng, các bạn có thể tổng hợp và đưa ra cho mình một kế hoạch kinh doanh quán trà sữa chi tiết, rõ ràng và thực tế.

Các câu hỏi cần trả lời khi lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa bao gồm:

- Phân tích mức độ phù hợp của cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh trà sữa: Điểm mạnh/điểm yếu của bản thân? Đã có kinh nghiệm mở quán trà sữa chưa? Có thể pha chế trà sữa hay không? Nếu không thì học ở đâu? Vào thời gian nào?

- Đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn là ai? Nhân khẩu học, thu nhập, thói quen mua sắm, giải trí của họ?

- Mô hình kinh doanh quán trà sữa: Nên mở quán riêng hay mở quán trà sữa nhượng quyền? Có kinh doanh thêm các loại đồ uống khác (trà, cafe, sinh tố, kem) hoặc đồ ăn vặt hay không?

- Đối thủ cạnh tranh trong thị trường kinh doanh trà sữa là những ai? Điểm mạnh, điểm yếu của họ? Sự khác biệt giữa bạn và đối thủ?

- Chi phí mở quán trà sữa bao nhiêu? (Chi phí mặt bằng, chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng, chi phí thuê nhân viên, mua máy móc, thiết bị, nhập nguyên liệu,..)? Bao lâu thì hòa vốn?

- Thuê mặt bằng ở đâu? Diện tích bao nhiêu? Nên thiết kế, trang trí theo phong cách nào?

- Menu đồ uống của quán? Sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

- Các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu cần có trong quán trà sữa: Mua ở đâu? Nhập từ nguồn nào uy tín, Giá tốt?

Việc kinh doanh trà sữa thì tìm cho mình một chiếc tủ xe bán trà sữa là điều không thể thiếu, một chiếc xe đẹp sẽ khiến bạn nổi bật và thu hút khách hàng đứng lại mua, một chiếc xe gọn gàng sẽ khiến bạn di chuyển linh hoạt hơn. Theo Codon tìm hiểu, hiện nay Xe trà sữa của inox Kim Nguyên có mẫu mã đẹp, chất lượng cùng giá bán tốt nhất trên thị trường. Inox Kim Nguyên là xưởng gia công các loại tủ xe bán hàng inox có tiếng như: xe bánh mì, xe cà phê, xe trà sữa, xe sinh tố, xe bán cơm, xe bánh mì thổ nhĩ kỳ, xe bánh mì chả cá…., giao hàng tận nơi toàn quốc và nhiều ưu đãi.

Click để xem các mẫu xe trà sữa inox đẹp tại Inox Kim Nguyên

Bạn có thể tìm hiểu thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH TMDV KIM NGUYÊN

  • Địa chỉ: 695/3 Tân Sơn, Phường 12, Quận Gò Vấp, TPHCM
  • Hotline: 0909 398 599
  • Website: https://inoxkimnguyen.vn/

 

- Thuê bao nhiêu nhân viên? Nhiệm vụ, công việc cụ thể của từng nhân viên?

- Chiến lược tiếp thị quán trà sữa của bạn là gì? Nên xuất hiện ở những kênh online, offline nào? Chi phí đầu tư cho từng kênh và mức độ hiệu quả?

Sử dụng những chiếc xe bán trà sữa phong cách giúp thu hút khách hàng

3. Lựa chọn địa điểm quán

Mở quán trà sữa ở những nơi gần trường học, tòa nhà văn phòng, khu vui chơi giải trí hoặc những nơi có lưu lượng người truy cập cao là kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công mà mình rút ra sau rất nhiều lần kinh doanh trà sữa của mình. Vị trí mở quán trà sữa quyết định 30% sự thành công cho dự án khởi nghiệp kinh doanh trà sữa của bạn. 

Nếu có nhiều vốn, bạn có thể thuê toàn bộ cửa hàng ở vị trí đẹp để mở quán, chi phí thuê mặt bằng trung bình khoảng 5 triệu - 50 triệu/tháng tùy diện tích, vị trí thuê. Ngược lại, nếu có ít vốn, các bạn có thể xem xét việc mở quán trà sữa vỉa hè, kinh doanh di động trên các xe tải, xe đẩy, vỉa hè hoặc thuê những kiot nhỏ ở bên trong trường học, trung tâm thương mại,... Ngoài ra, nếu chỉ bán trà sữa nhà làm trên các kênh online và phục vụ một tập khách hàng nhỏ, các bạn có thể tận dụng khoảng sân của gia đình, khu phố để mở quán trà sữa,...

Cho dù bạn lựa chọn hình thức kinh doanh nào, hãy đảm bảo rằng khách hàng dễ dàng tìm, nhận biết sản phẩm kinh doanh của bạn và mua sắm khi có nhu cầu.

kinh nghiem mo quan tra sua online

Chọn vị trí mở quán, Kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè, trong hèm, ngoài đường lớn,...

4. Lên ý tưởng thiết kế, thi công quán

Không có một quy chuẩn chung trong việc thiết kế, trang trí quán trà sữa. Bạn có thể thiết kế nó theo quy mô, hình thức kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu mà quán của bạn muốn phục vụ.

Khi thiết kế quán trà sữa, các vị trí quan trọng mà bạn cần quan tâm là: khu vực pha chế, thanh toán, khu vực chỗ ngồi của khách hàng, cách trang trí, ánh sáng, biển hiệu quảng cáo,...

Với các quán trà sữa nhượng quyền, quy mô vừa phải, các bạn nên thuê thiết kế quán trà sữa từ các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Với óc quan sát, khả năng sáng tạo, các nhà thiết kế sẽ đưa ra cho bạn những giải pháp thiết kế, trang trí quán trà sữa cực hữu ích, vừa đảm bảo công năng sử dụng, vừa đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ, không gian.

Nếu kinh doanh trà sữa vỉa hè, các bạn cũng nên tìm những ý tưởng thiết kế, trang trí quầy hàng, thùng, xe bán trà sữa di động của mình sao cho thật nổi bật, thu hút và dễ nhận biết. Các loại tấm decal in hình trà sữa cùng những lời quảng cáo hấp dẫn sẽ là gợi ý hoàn hảo cho bạn.

Thông thường, chi phí thiết kế + thi công 1 quán trà sữa dao động từ 50 triệu - 500 triệu tùy quy mô. Với các quán trà sữa vỉa hè, chi phí thiết kế, trang trí xe bán hàng dao động từ 2 triệu - 4 triệu.

kinh nghiem mo quan tra sua via he

Kinh nghiệm mở quán trà sữa nhượng quyền: Thiết kế, thi công quán

5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán

Kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, bạn có thể bị kiểm tra hành chính về chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu tạo sản phẩm, giấy phép kinh doanh,... Vì thế, nếu kinh doanh quán trà sữa theo hình thức nhượng quyền, độc quyền với quy mô vừa và lớn các bạn cần hoàn tất đầy đủ các giấy tờ pháp lý trước khi mở quán. Trong trường hợp mở quán trà sữa vỉa hè, các bạn có thể bỏ qua bước này.

kinh nghiem mo quan tra sua an vat, mo quan tra sua can giay to gi

Kinh doanh trà sữa có cần giấy phép kinh doanh không? Kinh nghiệm mở quán bán trà sữa thành công

6. Hoàn thiện menu cho quán

Kinh doanh trà sữa là một phân khúc khá đặc thù nhưng vẫn được chia làm rất nhiều hương vị, chủng loại để khách hàng lựa chọn. Vì thế, các bạn cần nghiêm túc suy nghĩ về những loại trà sữa mà quán của bạn có thể phục vụ và cách thể hiện chúng trên manu (thực đơn).

Để có thể sở hữu một manu thiết kế chuyên nghiệp, bạn cần quan tâm đến hình ảnh, cách bố trí các loại đồ uống trên manu, font chữ mô tả, giá bán,... Một mẹo nhỏ mà mình hay sử dụng khi thiết kế manu quán trà sữa là tập trung vào những hương vị nổi bật, khác biệt của quán và cho chúng lên trên đầu để kích thích sự tò mò của khách hàng.

mo quan tra sua can chuan bị nhung gi, kinh nghiem mo quan ban tra sua

Kinh nghiệm mở quán cafe trà sữa: thiết kế manu

Kinh nghiệm mở quán trà sữa, thiết kế manu quán đẹp, thu hút: Bạn nên thiết kế từ 2-3 mẫu manu quán trà sữa khác nhau và xin ý kiến góp ý của người thân, bạn bè, những người có chuyên môn. Tổng hợp ý kiến từ họ, bạn có thể chỉnh sửa lại manu và đặt in cho quán của mình.

7. Những dụng cụ cần thiết khi mở quán trà sữa

Để kinh doanh đồ uống đặc biệt như trà sữa, bạn cần đầu tư một số loại máy móc, thiết bị chuyên dụng như nồi nấu trà, máy dập nắp,...

- Máy dập nắp: Là một loại máy chủ lực cần có trong bất cứ cửa hàng kinh doanh trà sữa lớn/nhỏ nào. Những chiếc máy dập sẽ giúp bạn niêm phong lượng nước trà trong ly, tạo sự thuận tiện cho việc thưởng thức đồ uống của khách hàng. Một chiếc máy dập nắp trên thị trường đang được bán với giá từ 8 - 12 triệu/máy

nhung dung cu de mo quan tra sua, kinh nghiem mo quan tra sua nho

Hình ảnh máy dập nắp trà sữa, những dụng cụ cần thiết khi mở quán trà sữa

- Nồi nấu trà: Đây là dụng cụ bắt buộc phải có trong bất cứ quán trà sữa chuyên nghiệp nào. Tuy nhiên, nếu kinh doanh với quy mô nhỏ, ít vốn, các bạn cũng có thể nấu trà bằng bếp gas, bếp điện.

- Bình ủ trà: Nếu muốn đảm bảo chất lượng trà cũng như tốc độ phục vụ của nhân viên khi đông khách, các bạn cần đầu tư một chiếc bình ủ trà. Hiện tại, một chiếc bình ủ trà thường dung tích 12 lít đang được bán với giá 1 triệu. Tùy vào quy mô quán, bạn có thể sắm 1 hoặc nhiều chiếc bình ủ trà dạng này cho mình.

- Máy định lượng đường: Chiếc máy này sẽ giúp bạn tạo ra những ly trà sữa với độ ngọt chính xác theo khẩu vị của khách hàng. Giá của chiếc máy này dao động từ 2-3 triệu. Tuy nhiên, nếu không có nhiều không gian pha chế và tài chính, bạn có thể cắt giảm chi phí cho chiếc máy này và thực hiện pha chế, định lượng độ ngọt theo cách thủ công.

Ngoài những chiếc máy ở trên, tùy theo nhu cầu sử dụng, các bạn có thể mua sắm thêm một vài loại máy khác như máy xay sinh tố, máy làm lạnh, máy làm đá,...

Mẹo, kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công: Nếu có ý định mở quán trà sữa kinh doanh kiếm lời nhưng thiếu vốn, để tiết kiệm chi phí, các bạn có thể mua thanh lý đồ mở quán trà sữa (mua các loại máy cũ) để mở quán. So với việc mua các loại máy móc mới, mua máy cũ sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoảng 50%-60% chi phí đầu tư.

8. Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì? Các nguyên liệu cần có?

Khi đã sở hữu những máy móc, thiết bị cần thiết, bạn cũng cần xem xét thành phần, nguyên liệu cần sử dụng để pha chế trà sữa. Nếu đã xác định làm ăn lâu dài, tốt nhất bạn nên lựa chọn những nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng, uy tín giá tốt để hợp tác.

Cụ thế các loại nguyên liệu, vật liệu cần chuẩn bị là:

- Các loại nguyên liệu cần dùng: trà, đường, bột trà sữa, các loại xi- rô, topping (trân châu đen, thạch dừa, đậu đỏ, thạch thủy tinh), kem,...

- Các loại vật liệu cần dùng: Cốc nhựa, màng dập, ống hút, muỗng, thìa…

kinh nghiem mo quan tra sua trong hem

Mở quán trà sữa cần những gì: Các loại trà, bột trà sữa, topping,.., dùng cho quán trà sữa

Sau khi lập danh sách các loại nguyên liệu, vật liệu cần dùng, hãy dựa vào thông tin trên internet và các mối quan hệ của mình để tìm ra những nhà cung cấp phù hợp, đáp ứng được các tiêu chí về giá cả, nguồn gốc sản phẩm cũng như thời gian thanh toán công nợ dự kiến của bạn.

9. Chuẩn bị nhân sự cho quán trà sữa

Nếu kinh doanh với quy mô nhỏ, bạn có thể tự mình làm tất cả các công việc như nhận order của khách, pha chế, phục vụ, dọn dẹp quán,... Tuy nhiên, nếu mở quán trà sữa với quy mô lớn hơn, bạn cần phải thuê nhân viên hỗ trợ.

Lúc này, nhân viên chính là người thay bạn thực hiện các công việc trên. Để đảm bảo hiệu suất kinh doanh, bạn cần đào tạo nhân viên để đảm bảo rằng họ có thể pha chế các loại trà sữa trong manu và cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

Sau khi tìm được nhân viên phù hợp, bạn cũng cần quan tâm xây dựng văn hóa làm việc cũng như những phúc lợi, lương thưởng cho nhân viên. Mức lương phù hợp cho nhân viên phục vụ quán trà sữa toàn thời gian dao động từ 5-8 triệu/tháng. Đối với nhân viên làm bán thời gian, mức lương bạn cần trả cho họ là 12- 15k/giờ.

kinh nghiem mo quan cafe tra sua

Kinh nghiệm mở quán trà sữa nhượng quyền/kinh doanh tự: Tuyển chọn, đào tạo nhân viên

Tóm lại, tổng chi phí mở quán trà sữa dao động từ khoảng 3 triệu (nếu kinh doanh online, kinh doanh ngoài vỉa hè) đến 3 tỷ (nếu mở cửa hàng nhượng quyền, kinh doanh tự do theo cách truyền thống). Dù lựa chọn kinh doanh theo bất cứ hình thức nào, các bạn cũng nên căn cứ vào nguồn lực cá nhân để phân tích và lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp.

Trong trường hợp có ít vốn, kinh doanh online theo phương thức hiện đại sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bạn. Nếu đang bí ý tưởng, các bạn có thể tham khảo các ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt online có lợi nhuận tốt mà chúng tôi chia sẻ trước đó. Tham khảo nội bài viết, bạn sẽ có thể phân tích tiềm năng phát triển và biết được các món ăn vặt dễ bán nhất. 

10. Lên kế hoạch tiếp thị cho quán trà sữa

Khi đã giải quyết được những vấn đề ở trên, đây là lúc bạn cần lên kế hoạch tiếp thị, quảng bá cho quán trà sữa của mình. Phân tích hầu hết kinh nghiệm mở quán bán trà sữa thành công cho thấy, các chiến lược quảng bá online, offline cần được thực hiện trước ngày khai trương từ 1-2 tuần và triển khai liên tục trong quá trình kinh doanh sau này.

- Các hành động quảng bá online: Xuất hiện trên các MXH phổ biến trên Instagram, Facebook và các kênh đặt đồ uống online của giới trẻ như Now, Foody, timdiadiem,...

- Các hành động quảng bá offline: Phát tờ rơi, tặng bóng bay, giảm giá bán, tổ chức sự kiện, mời người nổi tiếng đến dự ngày khai trương. Ngoài ra, các bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ cá nhân của mình để thực hiện các chương trình marketing truyền miệng, kêu gọi mọi người đến quán dùng sản phẩm,...

Nếu đã đọc hết các bước, kinh nghiệm mở quán cafe trà sữa ở trên mà vẫn chưa tự tin để bắt tay vào hành động, lời khuyên hữu ích mà mình muốn dành cho bạn là hãy đi ra ngoài, đến các quán trà sữa đã kinh doanh thành công khác nhau để phân tích, học hỏi các thức vận hành, hoạt động của họ. Tiếp đó, hãy tạm set up một quán trà sữa nhỏ để chạy thử, xin ý kiến góp ý từ khách hàng, người thân, bạn bè và rút kinh nghiệm cho mìnhi. Sau đợt chạy thử này, mình cá rằng các bạn sẽ tự tin để thực hiện ý tưởng mở quán trà sữa của mình. 

Trên đây, mình đã chia sẻ cho bạn cách mở quán trà sữa và một vài kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công. Hy vọng hững thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như triển khai kinh doanh thực tế.

Tương tự như kinh doanh trà sữa, mở quán cafe cũng là ý tưởng kinh doanh hót, thu lợi cao hiện nay. Nếu quan tâm đến thị trường này, bạn có thể tham khảo các ý tưởng kinh doanh quán cafe của chúng tôi và cân nhắc xem có nên rót vốn đầu tư vào mảng này hay không?

 
Bài liên quan